Cách làm bẫy chuột sập

Mục lục

  • 1. Chuột là loài gặm nhấm
    • 1.1. Nên tiêu diệt chuột ngay
    • 1.2. Bẫy chuột hiệu quả
  • 2. Cách làm bẫy chuột
    • 2.1. Bẫy chuột tự chế
    • 2.2. Cách bẫy chuột bằng lon
    • 2.3. Bẫy chuột bằng chai nhựa
    • 2.4. Cách bẫy chuột trong nhà
    • 2.5. Lồng bẫy chuột
    • 2.6. Bẫy chuột bằng keo dính chuột
    • 2.7. Bẫy chuột bằng bẫy kẹp
  • 3. Một số lưu ý để giảm sự sinh sôi của chuột

1. Chuột là loài gặm nhấm

Chuột là loại động vật có thể dễ dàng tìm ra một nơi để ẩn náu hoặc làm tổ trong nhà. Nếu chúng tìm được thức ăn và một nơi ẩn nấp an toàn thì chúng sẽ không bao giờ rời khỏi nhà bạn nữa. Nếu bạn biết bạn được những mối nguy hại dưới đây của chuột thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm cách bẫy chuột hoặc những biện pháp khác để tiêu diệt và đuổi chúng ra khỏi nhà.

chuộtChuột là loại gặm nhấm có thể dễ dàng tìm ra một nơi để ẩn náu hoặc làm tổ trong nhà. Ảnh Internet

1.1. Nên tiêu diệt chuột ngay

  • Sinh sản nhanh: Một cặp chuột có thể sản sinh ra 200 con trong vòng bốn tháng.
  • Ngộ độc thức ăn: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở trong nước tiểu và phân chuột.
  • Truyền bệnh: Là một động vật có thể lây lan các ký sinh trùng gây bệnh như bệnh dịch hạch, sốt, sốt rét và ngộ độc thực phẩm cấp tính.
  • Gây thiệt hại tài sản và chi phí tiền bạc của bạn: Với khả năng nhai tường và dây điện, chuột là một trong những nguyên nhân gây ra sự có chập điện và cháy nổ.

1.2. Bẫy chuột hiệu quả

  • Đặt bẫy: Nên đến chỗ mà bạn cho rằng có lũ chuột ở đó, đặt bẫy ngay các bờ tường. Nhớ chú ý hãy đặt phần mồi nhử hướng vào bên trong bờ tường nhé.
  • Bố trí nhiều bẫy: Khoảng cách tối đa giữa các bẫy nên là 6 9 mét dọc theo bờ tường. Lặp lại điều này và cần chú ý tới những điểm bạn xác định có nhiều chuột tại đó. Dù là một con chuột thì việc bố trí nhiều bẫy cũng sẽ khiến bạn tăng khả năng bắt được nó cao hơn.
  • Kiểm tra các bẫy chuột đều đặn mỗi ngày: Khi một chiếc bẫy bắt được chuột, việc bạn cần làm tiếp theo là nhanh chóng xử lý và loại bỏ chiếc bẫy đó ngay. Bởi chuột chết sẽ phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu và thu hút những loài gây hại khác và vi khuẩn gây dịch bệnh cho con người.
  • Xử lý xác chuột: Mang bao tay bảo vệ và mang khẩu trang khi xử lý xác chuột. Vứt bỏ những bẫy sử dụng một lần vào thùng rác tránh việc phân hủy tạo nên những mùi hôi khó chịu.
bẫy chuộtCó nhiều cách bẫy chuột mà bạn có thể áp dụng để diệt chúng triệt để. Ảnh Internet

2. Cách làm bẫy chuột

2.1. Bẫy chuột tự chế

Chuẩn bị:

  • 1 ống hình trụ dài khoảng 40cm có thể sử dụng lõi giấy vệ sinh. Khoảng 4,5 lõi nối vào nhau hoặc bất kỳ vật nào khác hình ống.
  • Mồi nhử chuột tự chọn, có thể là đồ ăn chuột thích như pho mat, bơ, cá, thịt
  • 1 chiếc xô chứa khoảng 1/ 3 nước.

Cách làm:

  • Nếu bạn có sẵn một chiếc ống hình trụ thì càng tốt. Nếu không thì có thể lồng nối 4 5 lõi giấy vệ sinh vào nhau, thậm chí có thể thay bằng bìa cứng hoặc bất kỳ ống có hình trụ mềm khác.
  • Dùng tay miết 1 mặt của chiếc ống cho bằng để nó có thể đặt cố định và chắc chắn trên bề mặt nơi bạn dự định đặt chiếc bẫy này.
  • Cho mồi nhử vào 1 đầu của chiếc ống.
  • Đặt chiếc bẫy hình ống có sẵn mồi nhử tại nơi chuột hay đi qua và phá hoại.
  • Đặt xô nước ở ngay dưới phần đầu ống có chứa mồi nhử.

Lưu ý: Đặt bẫy chuột trên mặt phẳng cao hơn mặt đất. Nhớ quay đầu có mồi ra xa, còn đầu không có mồi sẽ đặt vào trong để làm nơi cho chuột đi vào tìm thức ăn.

Cơ chế hoạt động:

Khi chuột tiến vào bên trong ống để lấy thức ăn, sức nặng của nó sẽ khiến chiếc ống mất đi độ thăng bằng và rơi xuống xô nước cùng với con chuột đó, nước sẽ kiềm hãm sự di chuyển của chuột. Bạn chỉ cần nghiệm thu và xử lý chiến trường này là xong.

bẩy hình ốngCách làm bẫy chuột hình ống đơn giản, vừa an toàn lại vừa hiệu quả cho người sử dụng. Ảnh Internet

2.2. Cách bẫy chuột bằng lon

Chuẩn bị:

  • 1 chiếc vỏ lon rỗng, nhẵn như lon nước ngọt, lon bia hoặc lon sữa đặc đều được.
  • 1 đoạn dây thừng chắc chắn, que sắt hoặc thanh gỗ có chiều dài lớn hơn miệng xô/ thùng.
  • 1 chiếc xô hoặc thùng nhựa cao chứa 1/3 nước.
  • 1 thanh gỗ.
  • 1 chiếc dùi hay vật nhọn sắc để đục thủng lon.
  • Mồi nhử chuột tự chọn.

Cách làm:

  • Dùng dùi hoặc vật sắc nhọn đục 2 lỗ song song nhau theo chiều dọc lon. Lưu ý, lỗ phải có độ rộng lớn hơn sợi dây thừng hoặc thanh sắt/ gỗ để chúng dễ dàng xoay chuyển khi cần.
  • Xỏ sợi dây thừng xuyên qua 2 lỗ vừa đục trên lon. Buộc 2 đầu dây vào 2 tay cầm (nếu có) của chiếc xô chứa 1/ 3 nước. Nếu xô không có quai có thể đục 2 lỗ bất kỳ đối diện nhau để buộc dây thừng vào, làm tương tự nếu là tanh sắt/ gỗ.
  • Đặt mồi nhử lên bên trên vỏ lon, Đặt thanh gỗ nối miệng xô với mặt đất để làm đường đi tìm thức ăn cho chuột.

Cơ chế hoạt động:

Khi chuột trèo lên vỏ lon để lấy thức ăn, sự mất thăng bằng sẽ khiến vỏ lon xoay ngược và làm chuột rơi xuống xô nước ngay phía dưới.

bẩy lonCách làm bẫy chuột bằng lon nước cũng không phức tạp mấy, hãy áp dụng thử nhé. Ảnh Internet

2.3. Bẫy chuột bằng chai nhựa

Chuẩn bị:

  • 1 vỏ chai nhựa rỗng.
  • 2 chiếc đũa hoặc 2 thanh dạng que.
  • 2 dây thun.
  • Mồi nhử chuột tự chọn.
  • Dao dọc giấy, kẹp giấy, dây mảnh.

Cách làm:

  • Chia chai nhựa thành 3 phần, cắt rời 1/ 3 chai tính từ gần miệng chai nhất.
  • Đục 2 lỗ đối diện nhau cách vị trí điểm cắt 4cm. Đục tiếp 2 lỗ tương tự cách 2 lỗ trước 1 gang tay và đục 1 lỗ nhỏ ở dưới đáy chai. Xuyên que đũa qua 2 hàng lỗ vừa đục.
  • Mắc 2 sợi dây thun vào 2 bên thân chai để tạo lực ép. Kẹp mồi nhử vào một đầu của kẹp giấy, đầu còn lại bẻ thẳng rồi luồn qua lỗ nhỏ đã đục sẵn ở đáy chai.
  • Dùng dây mảnh buộc cổ chai rồi kéo căng xuống đáy chai và buộc với phần kẹp giấy có sẵn để tạo cơ bật cho bẫy, đồng thời mở ra một lỗ trống khá lớn ở phần miệng.

Cơ chế hoạt động:

Khi chuột đi vào lấy thức ăn ở phía đáy chai thì chân chuột sẽ vướng thanh đũa nằm ngang kết hợp với chốt kẹp mồi khiến nắp chai đang được giữ bởi sợi dây mảnh căng đóng xuống và nhốt chuột lại bên trong.

chai nhựaCách làm bẫy chuột từ chai nhựa rất nhanh, bạn có thể tóm ngay con chuột đó. Ảnh Internet

2.4. Cách bẫy chuột trong nhà

Chuẩn bị:

  • 1 khúc dỗ dài và dày.
  • 1 thanh gỗ nhỏ.
  • 1 chai nhựa lớn cỡ 1,5 2l.
  • Mồi nhử chuột tự chọn.
  • Kẹp giấy, móc câu, ốc vít.

Cách làm:

  • Đục một lỗ nhỏ ở thân chai đủ để móc câu đi qua dễ dàng.
  • Gắn ốc vít lên thân gỗ, cho phân nửa móc câu bẻ thẳng nằm ngang qua lỗ nhỏ vào trong chai có gắn mồi nhử. Nửa còn lại bẻ cong và giữ chặt với thân gỗ tại ốc vít.
  • Ở gần miệng chai cũng cố định thanh gỗ nhỏ tương tự. Đặt miệng chai hướng lên trên sát thanh gỗ nhỏ đã chuẩn bị

Cơ chế hoạt động:

Chuột sẽ chui qua miệng chai để vào bên trong lấy thức ăn. Khi chuột muốn chạy ra ngoài sẽ làm phần cổ chai trầm xuống và bị bịt kín bởi miếng gỗ nhờ cơ chế bập bênh với móc câu gắn hờ với phần đế gỗ.

bập bênhCách làm bẫy chuột bập bênh sẽ nhốt được chú chuột phiền phức ấy. Ảnh Internet

2.5. Lồng bẫy chuột

Chuẩn bị:

  • Chai nhựa 1,5l.
  • Mồi nhử chuột tự chọn.
  • Dao dọc giấy, kéo, băng keo.

Cách làm:

  • Đo từ cổ chai tới thân chai khoảng 15cm, dùng dao dọc giấy cắt rời chai nhựa làm 2 phần, phần đầu ngắn hơn phần thân sau và được dùng như 1 chiếc phễu.
  • Tỉa gai nhọn hình tam giác cho phần đầu chai. Điều này giúp chuột chỉ có vào mà không quay ra được.
  • Đặt phễu (phần đầu tỉa gai nhọn) vào phần còn lại của chai, tương tự như nơm bắt cá rồi dùng băng keo dán cố định lại.
  • Cho mồi nhử vào trong chai và đợi chuột sập bẫy.

Cơ chế hoạt động:

Chuột sẽ đánh hơi thấy mùi đồ ăn và đi vào bên trong chai để lấy. Tuy nhiên, chúng sẽ không thể quay ra ngoài vì bị ngăn lại bởi những gai nhọn ở phần đầu.

Bẩy nơm cáCách bẫy chuột bằng nơm bắt cá. Ảnh Internet

2.6. Bẫy chuột bằng keo dính chuột

Sử dụng keo dính chuột rất tiện dụng và hữu ích. Bạn không cần phải đi tìm xác chuột chết như bẫy chuột bằng thuốc và có thể bẫy được nhiều chuột con cùng một lúc.

  • Cách sử dụng keo dính chuột hiệu quả là bạn rãi lên miếng keo dính chuột một ít mì tôm sống, rắc toàn bộ gói bột nêm lên mì tôm sống để tạo mùi thơm.
  • Đặt cố định miếng keo dính chuột.
  • Đặt bẫy keo dính chuột tại những nơi có nhiều chuột, nhất là khu vực bếp. Nên đặt keo sát tường, những góc khuất, những chỗ xuất hiện nhiều phân chuột.
  • Khi chuột dính bẫy, dùng dùng cụ gắp chuột ra, dùng que gạt bằng phẳng keo lại để dùng tiếp.
  • Đặt bẫy keo dính chuột tại những nơi có nhiều chuột, nhất là khu vực bếp. Nên đặt keo sát tường, những góc khuất, những chỗ xuất hiện nhiều phân chuột.
  • Khi chuột dính bẫy, dùng dùng cụ gắp chuột ra, dùng que gạt bằng phẳng keo lại để dùng tiếp.
keo dính chuộtSử dụng keo dính chuột là biện pháp dễ thực hiện và hiệu quả. Ảnh Internet

2.7. Bẫy chuột bằng bẫy kẹp

  • Cách sử dụng bẫy kẹp là gắn mồi vào chốt ghim mồi, kéo khung kẹp về sau, đồng thời dùng tay cố định khung kẹp tránh để khung bật ngược lại.
  • Dùng tay còn lại của bạn gắn khóa an toàn.
  • Khi chuột ngửi thấy mùi sẽ đi đến và sập bẫy
  • Tuy nhiên bẫy kẹp cũng gây chút nguy hiểm đối với con người và thú cưng. Chúng cũng để lại hình ảnh không đẹp khi bẫy và diệt chuột.
  • Mang bao tay bảo vệ và mang khẩu trang khi xử lý xác chuột. Vứt bỏ những bẩy xử dụng một lần vào thùng rác để tránh việc phân hủy tạo nên những mùi hôi khó chịu.
bẫy kẹpKhi sử dụng bẫy kẹp thì bạn nên cẩn thận để tránh đạp phải. Ảnh Internet

3. Một số lưu ý để giảm sự sinh sôi của chuột

  • Chuột có thể gặm thủng thùng giấy, nhựa và một số vật liệu khác để lấy thức ăn. Để cắt nguồn cung cấp thức ăn của chuột, bạn không nên để thức ăn ở ngoài, hoặc nếu có thì nên cất ở nơi mà chuột không tiếp cận được.
  • Không để thức ăn của vật nuôi ở ngoài, dọn dẹp thức ăn thừa mà thú cưng để lại sau khi ăn.
  • Chuột có khả năng leo trèo tuyệt đỉnh, ngay cả đầu tủ lạnh cũng không phải là nơi an toàn để cất thực phẩm.
  • Bịt kín thùng rác bằng nắp đậy cố định kể cả khi thùng rác đặt bên ngoài. Đối với thùng rác trong nhà, bạn nên chọn loại có nắp đậy kín và điều chỉnh được nếu chưa sử dụng. Chuột sẽ ăn thức ăn do con người vứt đi.
  • Nhà càng ít nguồn thực phẩm thì chuột càng ít lui tới.
  • Vệ sinh tủ kệ, bồn rửa, và bề mặt bếp.Không để chén bát bẩn qua đêm, và lau sạch tủ kệ thường hay sử dụng bằng dung dịch vệ sinh và tẩy trùng.
  • Bịt kín tất cả lối vào trong nhà để chuột không thể vào trong nhà quậy phá.
chống chuộtCần hạn chế để chuột sinh sôi trong nhà và tránh để thức ăn thừa trong nhà. Ảnh Internet

Trên đây là những cách bẫy chuột đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng chia sẻ này của List.com.vn là hữu ích, giúp bạn diệt sạch lũ chuột đáng ghét khỏi không gian sống nhưng vẫn đảm bảo không gây hại đến người khác hay môi trường. Hãy thường xuyên truy cập vào Chuyên mục Mẹo vặt để có thể tìm thêm cho mình những mẹo hay trong cuộc sống.

Tuyến Đinh tổng hợp

Video liên quan

0 nhận xét: