Popular Products
Recent Products
Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
Điều 4 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: a) Là lao động tiên tiến; b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng. Như vậy, chiếu theo Nghị định trên kể từ năm 2014 trở đi, các cá nhân để được xét các danh hiệu thi đua bắt buộc phải có Sáng kiến hoặc Đề tài nghiên cứu khoa học. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn làm rõ phạm trù sáng kiến và phạm trù đề tài khoa học, từ đó gợi ý một số nội dung cho các đồng nghiệp khi viết sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
1. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
1.1. Sáng kiến kinh nghiệm: là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tác giả tích lũy trong thực tiễn công tác, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệttrong công tác.
1.2. Yêu cầu khi viết một SKKN: Tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào?
- Tính mục đích: Đề tài đã giải quyết được những khó khăn gì có tính bức xúc trong công tác nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân.
- Tính thực tiễn: Đề tài nêu được những khó khăn đã diễn ra trong thực tiễn công tác với những bức xúc, trăn trở, từ đó thúc đẩy tìm biện pháp giải quyết.
- Tính khoa học: Đề tài trình bày được cơ sở lý luận, pháp lý; cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Trình bày tóm tắt, rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
- Khả năng vận dụng SKKN: Đề tài trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN, có dẫn chứng các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so vớicách làm cũ.
1.3. Các bước tiến hành viết một SKKN
1.3.1. Chọn tên đề tài: Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
- Sáng kiến trong công tác quản lý gồm:
+ Những sáng tạo trong việc xây dựng mới hoặc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của ngành;
+ Phương pháp tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, phương tiện làm việc;
+ Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc;
+ Những cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Giải pháp, biện pháp quản lý tài sản, tài chính công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
+ Giải pháp, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua để triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương
+ Giải pháp mang lại hiệu quả ở các lĩnh vực công tác khác như công tác Đảng, công tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên.
- Sáng kiến, giải pháp công tác trong tác nghiệp:
+ Những cải tiến chế độ, phương pháp làm việc, quy trình tác nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Những ứng dụng tiến bộ KH-CN vào thực tiễn công tác.
- Khi viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học, việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
1.3.2. Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu ra sao? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu.
1.3.3. Tiến hành thực hiện đề tài: Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể), thu thập các số liệu để dẫn chứng. Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng loại. Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tụcxem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.3.4. Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị: Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là loại văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết.
1.3.5. Hoàn chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.
1.4. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề (trong một số trường hợp có thể lược bỏ)
2.Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
- Kết luận, kiến nghị
1.5. Hướng dẫn viết
- Phần mở đầu:
+ Lý do chọn đề tài: Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
* Nêu rõ vấn đề trong thực tiễn công tác mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
* Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của vấn đề đó trong công tác.
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
* Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
+ Điểm mới của sáng kiến, giải pháp: Phần này tác giả cần trình bày được:
* Đề tài sáng kiến này có ai nghiên cứu chưa, tác giả?
* Phạm vi, nội dung sáng kiến do mình viết có điểm mới ở chỗ nào?
* Phạm vi áp dụng: Tác giả nêu phạm vi áp dụng sáng kiến ở quy mô nào? lĩnh vực nào?
- Phần nội dung: Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây:
+ Cơ sở lý luận của vấn đề: Tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến, giải pháp nào cũng có phần này)
+ Thực trạng của vấn đề: Trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bậtnhững khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết.
+ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
+ Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý:
* Đã áp dụng SKKN vào thời gian nào, ở đâu, cho đối tượng cụ thể nào?
* Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)
- Kết luận, kiến nghị:
+ Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Tác giả cần trình bày những nhận định chung của mình về khả năng áp dụngvà phạm vi ảnh hưởng của đề tài sáng kiến.
+ Kiến nghị, đề xuất: ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết đề tài đề nghị cấp trên có biện pháp, tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến nào cũng có phần này)
Tóm lại, công việc viết SKKN thực sự là nột công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Đó không phải là một việc dễ dàng. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp có một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thống kê.
2. Nghiên cứu khoa học (NCKH):
2.1. NCKH là quá trình nhận thức hướng vào việc khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới. Đó là hoạt động trí tuệ nhằm cải tạo hiện thực.
2.2. Cấu trúc của đề tài khoa học gồm 03 phần:
- Phần mở đầu: Bao gồm
i. Tính cấp thiết - Lý do chọn đề tài.
* Học viên cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu của mình nhằm giải quyết vấn đề gì? (vấn đề nghiên cứu). Đề tài có thể giải quyết được 01 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn.
* Trình bày lý do tại sao chọn đề tài nghiên cứu này?
* Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu đề tài này.
ii. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (mục đích nghiên cứu): Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì?
* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Xác định các mục tiêu cụ thể đề tài cần đạt được để nêu bật mục đích tổng quát.
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?
* Phạm vi nghiên cứu (Ở đâu? Thời gian nào?)
iv. Phương pháp nghiên cứu:
* Nêu tên, nội dung của các phương pháp nghiên cứu và việc vận dụng các phương pháp này vào đề tài nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Phương pháp mô hình hóa.
Phương pháp giả thuyết.
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp quan sát khoa học.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp phân tích và tổng kết thực nghiệm.
Phương pháp chuyên gia.
* Trình bày phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Qua báo cáo, phỏng vấn sâu, điều tra, phương pháp thống kê, phần mềm SPSS
v. Cấu trúc nội dung đề tài nghiên cứu (Có thể không cần)
- Phần nội dung:
i. Cơ sở lý luận.
ii. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
iii. Kết quả nghiên cứu.
iv. Kiến nghị, đề xuất
- Phần kết luận:
* Những đóng góp của đề tài.
* Những vấn đề đã được giải quyết.
* Những vấn đề chưa được giải quyết. Vì sao? Hướng phát triển của đề tài
- Tài liệu tham khảo và phụ lục.
2.3. Các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học
- Xác định vấn đề nghiên cứu.(lựa chọn tên đề tài)
- Lập kế hoạch thực hiện.
TT
Nội dung nghiên cứu
Thời gian
Bắt đầu
Thời gian
Kết thúc
Kết quả nghiên cứu dự định đạt được
1
Chương 1
2
Chương 2
3
Chương 3
....
- Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết. (không nhất thiết đề tài nào cũng có phần này)
- Thu thập số liệu, tài liệu, xử lí thông tin.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
3. Sự khác biệt giữa một SKKN với một Đề tài NCKH:
Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những kinh nghiệm của bản thân đối với công việc mình đảm trách đã mang lại hiệu quả thiết thực, mà nếu người khác không có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả, hiệu quả công việc như mong muốn. Cho nên, khi viết SKKN, người viết cần nêu, giải quyết từng vấn đề bằng phương pháp, biện pháp thực hiện cụ thể, biết cách đối chiếu so sánh thông qua các số liệu để nêu bật tác dụng của cách làm do kinh nghiệm của bản thân người thực hiện đem lại. Sau khi đã đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, người viết phải biết kết luận vấn đề để từ đó nêu kiến nghị, đề xuất ý kiến nhằm thỏa mãn những ý tưởng, cách tiếp cận, phát triển và kết luận của SKKN. Tuy nhiên, đối với SKKN, không nhất thiết phải có một số mục như: Lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn) hay tài liệu tham khảo và phụ lục.
Khác với viết SKKN, làm NCKH là thực hiện một đề tài không còn đơn thuần mang tính chủ quan, cá nhân nữa, mặc dù có thể chỉ một người thực hiện. Vì vậy, đã gọi là đề tài NCKH, ngoài những tiêu chí mang tính nội dung và hình thức, bao giờ cũng phải có cơ sở khoa học - một trong những nội dung cần thiết để tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa công trình NCKH và SKKN.Điều cần thiết và quan trọng là người làm NCKH phải tuân thủ những nội dung, quy định, yêu cầu và quy trình một cách nghiêm túc (những yêu cầu phải có của cấu trúc một đề tài khoa học). Như vậy, SKKN và NCKH có những điểm tương đồng vì đều mang tính cấu trúc và nội dung được thể hiện bằng văn phong nghị luận nên phải chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, hệ thống cho dù mức độ cao, thấp có thể khác nhau. Tuy nhiên giữa SKKN và NCKH có một số điểm khác nhau cơ bản như sau:
- SKKN: Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìn chủ quan của tác giả nhiều hơn.
- NCKH: Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vào thực tế khách quan để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu.
- SKKN: Không nhất thiết phải có những mục như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn), tài liệu tham khảo và phụ lục.
- NCKH: nhất thiết phải có những mục như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục.
- SKKN: Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
- NCKH: Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, NCKH là một loại hoạt động chứa đựng nhiều mạo hiểm, nghiên cứu có thể thành công, cũng có thể phải nếm trải những thất bại. Sự thành công cho ta những giá trị mới, sự thất bại không phải là sự tổn thất mà là sự trả giá của khoa học. NCKH còn chứa đựng những yếu tố mạo hiểm về mặt kinh tế. NCKH khó có thể hoạch định lỗ lãi theo đơn giá, có những thành công thật là vô giá, nhưng cũng có những thất bại thật khó lường. Giá trị của sản phẩm khoa học được quyết định bởi tính thông tin, tính triển vọng, tính ứng dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội cũng như tính thực tế của nó. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp khoa học và tính sáng tạo cao./.
Phong Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb giáo dục năm 2000.
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, PGS-TS Vũ Cao Đàm, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Lô gíc học và phương pháp luận NCKH, Lê Tử Thành, Nxb trẻ 2006
4.Các văn bản pháp luật về SKKN.
5.Các văn bản hướng dẫn hoạt động SKKN, NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.Các tạp chí: Giáo dục, Khoa học giáo dục.
Video liên quan
Bài dự thi sáng kiến cải cách hành chính năm 2018
TRANG THÔNG TIN ÐIỆN TỬ SỞ NỘI VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN
Giấy phép số 111/GP-TTĐT, do Cục quản lý PTTH và TTĐT, Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 27/05/2010
Ðịa chỉ: Số 17 đường Đội Cấn, Phường Trưng Vương, Thành phố Thái Nguyên
Email: - Ðiện thoại:0280.3856.474 - Fax: 0280.3856.474
Ghi rõ nguồn: Trang Thông tin Ðiện tử Sở Nội vụ Thái Nguyên (sonv.thainguyen.gov.vn) khi phát hành thông tin từ website này.
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng