Popular Products

Recent Products

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách làm hoa đào đơn giản

Cách làm hoa đào bằng giấy cực dễ đón Tết

5 bước trong 30 phút

Giới thiệu

Ngày cuối năm ai ai cũng háo hức đón Tết, và không khí ngày Tết thì không nhà ai không có cành đào. Hoa đào tượng trưng cho sự may mắn sự tiếp bước của 1 năm đầy hi vọng và thành công, xua tan mọi điềm xấu. Chính vì thì mà giá trị của cành đào càng trở lên quý giá. Dưới đây mình xin chia sẻ với các bạn cách làm cành đào đón tết nha

Sản phẩm được bán với giá: 30 VND

Liên hệ với người bán:

Chuẩn bị

  • Nguyên Liệu:
    -Giấy màu màu hồng làm đào phai hoặc màu đỏ làm đào đỏ
    -Keo dán.
    -Kéo.
    -Băng dính 2 mặt
    -Cành đào handmade
Bước 1: Bạn hãy cắt giấy thành hình vuông rồi gấp chéo góc thành hình tam giác. Độ to nhỏ tùy thuộc vào việc bạn muốn bông hoa của bạn to hay nhỏ mà cắt cho phù hợp nhé.
  • Bước 1: Bạn hãy cắt giấy thành hình vuông rồi gấp chéo góc thành hình tam giác. Độ to nhỏ tùy thuộc vào việc bạn muốn bông hoa của bạn to hay nhỏ mà cắt cho phù hợp nhé.
Bước 2: Gấp 2 cạnh của hình tam giác mới tạo ra thành hình thoi
  • Bước 2: Gấp 2 cạnh của hình tam giác mới tạo ra thành hình thoi
Bước 3: Bạn mở 2 cạnh vừa gấp ra, sau đó gấp đôi mỗi cạnh tạo hoa  như hình.
  • Bước 3: Bạn mở 2 cạnh vừa gấp ra, sau đó gấp đôi mỗi cạnh tạo hoa như hình.
Bước 4: Tiếp đó, bạn gấp góc nhọn vào trong như hình. Tiếp theo, bạn gấp đôi phần cánh hoa hai bên lại, dùng tay niết mạnh xuống  để giữ nếp gấp
  • Bước 4: Tiếp đó, bạn gấp góc nhọn vào trong như hình. Tiếp theo, bạn gấp đôi phần cánh hoa hai bên lại, dùng tay niết mạnh xuống để giữ nếp gấp
Bước 5: bạn gấp đôi phần cánh hoa hai bên lại, dùng tay niết mạnh để giữ nếp gấp
  • Bước 5: bạn gấp đôi phần cánh hoa hai bên lại, dùng tay niết mạnh để giữ nếp gấp
Bước 6: uốn cong mảnh giấy vừa gấp lại để tạo cánh hoa, rồi dùng băng dính 2 mặt dán điểm tiếp xúc của cánh lại bạn sẽ được 1 cánh đào như hình.
  • Bước 6: uốn cong mảnh giấy vừa gấp lại để tạo cánh hoa, rồi dùng băng dính 2 mặt dán điểm tiếp xúc của cánh lại bạn sẽ được 1 cánh đào như hình.
Cứ như vậy bạn tiếp tục gấp các cánh khác của bông hoa đào.
  • Cứ như vậy bạn tiếp tục gấp các cánh khác của bông hoa đào.
Sau đó bạn tiếp tục gắn các cánh lại với nhau thành bằng băng dính 2 mặt tại các điểm tiếp xúc giữa các cánh với nhau. Nhằm để cánh hoa đào mướt hơn và trông thật hơn bạn hãy dùng kéo cắt khoét đầu nhọn của cánh đào. Để làm nhụy hoa thì bạn có thể dùng xốp tròn nhuộm màu nhụy vàng hoặc hồng rồi dùng dây thép xiên vào xốp và luồn vào giữa của bông hoa, Vậy là bạn có được bông hoa đào như hình rồi đó
  • Sau đó bạn tiếp tục gắn các cánh lại với nhau thành bằng băng dính 2 mặt tại các điểm tiếp xúc giữa các cánh với nhau. Nhằm để cánh hoa đào mướt hơn và trông thật hơn bạn hãy dùng kéo cắt khoét đầu nhọn của cánh đào. Để làm nhụy hoa thì bạn có thể dùng xốp tròn nhuộm màu nhụy vàng hoặc hồng rồi dùng dây thép xiên vào xốp và luồn vào giữa của bông hoa, Vậy là bạn có được bông hoa đào như hình rồi đó
Chúc các bạn thành công và ăn tết vui vẻ bên gia đình cùng cành đào tự làm nha.
  • Chúc các bạn thành công và ăn tết vui vẻ bên gia đình cùng cành đào tự làm nha.
6550 0

Video liên quan

Chiếu cầu hiền'' thuộc phong cách ngôn ngữ gì

Soạn bài Chiếu cầu hiền do Ngô Thì Nhậm sáng tác thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1. Bài soạn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về lý do viết chiếu cầu hiền và đồng thời chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

  • Khái quát chung về tác giả, tác phẩm
    • 1. Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm
    • 2. Đôi nét về tác phẩm Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
  • Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 1
    • 1.Tóm tắt
    • 2. Bố cục
    • 3. Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
    • 4. Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
    • 5. Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
  • Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 2
    • Kiến thức cơ bản
    • Rèn kĩ năng
  • Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 3
    • Câu 1
    • Câu 2
    • Câu 3
  • Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 4
    • Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
    • Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
    • Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)
  • Soạn bài lớp 11: Đổng Mẫu
  • Soạn bài lớp 11: Xin lập khoa luật
  • Soạn bài lớp 11: Bài ca ngất ngưởng

Khái quát chung về tác giả, tác phẩm

1. Đôi nét về tác giả Ngô Thì Nhậm

- Ngô Thì Nhậm (1746- 1803), hiệu là Hi Doãn. Ông từng đỗ Tiến sĩ làm quan cho nhà Lê - Trịnh, sau đi theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. Nhiều văn kiện giấy tờ Tây Sơn do ông soạn thảo. Ông là người có tài năng và ý chí lớn.

- Các tác phẩm chính:

Về văn: Kim mã hành dư (Lúc làm việc công nhàn rỗi), Hàn các anh hoa (Tinh hoa nơi gác văn), Bang giao hảo thoại (Lời hay trong các bang giao).

Về thơ: Yên Đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên Đài), Cúc hoa bách vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc).

Ông còn là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí.

- Đặc điểm sáng tác: ông là cây đại bút về văn chính luận.

2. Đôi nét về tác phẩm Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài chiếu được viết vào khoảng những năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

b. Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy): mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử.

Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh.

Phần 3 (còn lại): đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

c. Giá trị nội dung

Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

d. Giá trị nghệ thuật

Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 1

1.Tóm tắt

Chiếu cầu hiền là tác phẩm viết theo thể chiếu. Ngô Thì Nhậm thay vua Quang Trung viết nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

2. Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến sinh ra người hiền vậy): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

Phần 2 (tiếp theo đến buổi ban đầu của trẫm hay sao): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

3. Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bài chiếu gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến sinh ra người hiền vậy): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

+ Phần 2 (tiếp theo đến buổi ban đầu của trẫm hay sao): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung chính của một văn bản cầu hiền: chiêu mộ người hiền tài ra giúp sức cho triều đình, đất nước.

4. Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Đối tượng của bài chiếu: các sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh).

+ Luận điểm đưa ra:

- Thời thế đã đổi thay, không thể lẩn tránh suốt đời được.

- Hoàng đế rất mong mỏi người tài ra giúp sức, biết quý trọng nhân tài.

- Hoàn cảnh đất nước buổi đầu đại định không thể không có sự giúp sức của hiền tài.

Luận điểm đưa ra phù hợp với đối tượng, đánh đúng vào tâm lý, suy tư trăn trở của người nghe.

+ Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, thuyết phục về cả lý và tình, ngôn từ vừa mềm mỏng, chân thành lại vừa cứng rắn, mạnh mẽ.

5. Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Tư tưởng của vua Quang Trung: có chủ trương đúng đắn, tư tưởng tiến bộ, không nề hà quá khứ, xuất thân của những sĩ phu đời trước.

+ Tình cảm: Một lòng lo cho dân, cho nước, quý trọng người tài giỏi.

Ý nghĩa

Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm độc viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật lập luận đặc sắc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 2

CHIẾU CẦU HIỀN

Ngô Thì Nhậm

Kiến thức cơ bản

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.

Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại. Trong tác phẩm này, người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều là những lí lẽ sắc sảo, hợp đạo lí.

Rèn kĩ năng

1. Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền

Năm 1788, Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm nhân tài ra giúp nước. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Mặc dù Lê Chiêu Thống đã mang quân Thanh vào giày xéo giang sơn nhưng nhiều nhân sĩ Bắc Hà chưa thực sự ủng hộ việc lên ngôi của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm giúp Quang Trung viết Chiếu cầu hiền trong hoàn cảnh phức tạp như vậy nên việc đưa ra những lí lẽ thuyết phục là điều rất quan trọng.

2. Ngay ở đoạn mở đầu tác giả đã đặt ra vấn đề: người hiền tài thì phải ra giúp vua xây dựng đất nước, đó là ý trời như "sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần", không làm như vậy là trái ý trời. Tác giả đã dùng lời của Khổng Tử để xác nhận một lí lẽ rất xác đáng và có ý nghĩa quan trọng với mục đích cầu hiền của bản chiếu. Bởi với các nhà nho, lời của Khổng Tử luôn luôn là đúng đắn. Vì thế việc tác giả dùng lời Khổng Tử sẽ tạo nên sức thuyết phục cho lời "cầu hiền".

3. Đoạn 2a, tác giả chỉ rõ thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh: ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng, làm việc cầm chừng, sống vô ích, một số người tự vẫn làm uổng phí tài năng... Trong lúc thời thế suy vi, họ lánh đời để bảo toàn phẩm cách là đúng. Tác giả đã dùng những hình ảnh hàm súc để chỉ thái độ của các nho sĩ, điều đó thể hiện sự tôn trọng của tác giả đối với người hiền tài. Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng khi đất nước cần mà chỉ lo sống yên phận là vô trách nhiệm, vô tích sự với xã hội. Có tài mà không ra giúp đời thì sống cũng như chết (chết đuối trên cạn).

Sau khi chỉ ra điều đó, tác giả mới đưa ra lời kêu gọi. Lời kêu gọi cũng được thể hiện dưới một hình thức rất độc đáo: tác giả dùng cách đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao buộc người nghe phải suy nghĩ lại. Cả hai giả thiết ông đưa ra đều không đúng để khẳng định không có lí do gì người tài lại không ra giúp đời khi xã hội đã hết loạn lạc và Quang Trung là một minh quân, có đủ tài và đức.

Ở đoạn 2b lời kêu gọi kiên quyết nhưng cũng rất khiêm nhường nhờ việc sử dụng những từ ngữ như "đức hoa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi", "nơm nớp lo lắng", "một cái cột... dựng nghiệp trị bình" và một loạt câu nghi vấn tu từ đã khiến cho câu văn có thêm sức nặng.

Cuối đoạn, tác giả lại dùng lời của Không Tử để khẳng định nhân tài có rất nhiều. Và vua Quang Trung đang mong mỏi và tin rằng họ sẽ ra giúp triều đình.

4. Con đường cầu hiền của Quang Trung rất rộng mở và đúng đắn. Ở đoạn 3, tác giả trình bày hai biện pháp cụ thể, chỉ rõ hai con đường và cách thức ra giúp đời cho người tài. Tất cả các biện pháp tác giả đưa ra đều rất cụ thể và dễ thực hiện. Người viết đã vạch ra và lí giải rõ ràng, cụ thể con đường để người tài ra giúp vua một cách thuận tiện nhất. Cách làm này đã thể hiện thành ý và thái độ trọng dụng người tài của vua Quang Trung.

5. Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi những vua Quang Trung đã có một chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:

  • Khẳng định vấn đề: người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.
  • Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
  • Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước

Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu. Điều đó đã làm nên sức thuyết phục của văn bản đối với những nhà Nho còn đang ẩn dật chờ thời hoặc sống lánh đời để bảo toàn danh phẩm cho riêng mình. Bản chiếu không chỉ là lời kêu gọi người hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chưa hiểu thời cuộc, còn ẩn dật, lánh đời hiểu hơn về vua Quang Trung, một vị minh quân.

Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 3

Câu 1

Bài chiếu được chia làm ba phần:

- Từng nghe người hiền: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

- Trước đây, gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.

- còn lại: bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.

=> Nội dung chính của một văn bản là chiếu cầu hiền:

Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó.

Câu 2

- Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà

- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

+ Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua.

+ Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh

+ Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự của mình. Con đường cầu hiền của Quang Trung: tiến cử có 3 cách (tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử).

- Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

+ Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.

+ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều mang tính ẩn dụ

+ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.

Câu 3

- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết chân trọng những kẻ sĩ, ngời hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.

- Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.

+ Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân

+ Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

- Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.

+ Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.

+ Không phân biệt quan lại hay thứ dân.

+ Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.

Soạn bài lớp 11: Chiếu cầu hiền mẫu 4

Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Phần mở đầu ( từ đầu ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

- Phần nội dung (tiếp vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước

- Cho phép tiến cử người hiền

- Cho phép người hiền tiến cử

Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

+ Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ

+ Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung

- Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn

- Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ

- Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ

Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:

+ Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước

+ Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc

+ Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Chiếu cầu hiền. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan

Cách làm son dưỡng môi từ hoa hồng

MENU

Cách làm son từ hoa hồng và vaseline

13/04/2021 563

Với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, cách làm son từ hoa hồng và vaseline dưới đây sẽ giúp bạn có được thỏi son đẹp, lành tính và mang lại hiệu quả dưỡng môi cực tốt.

Cách làm son từ hoa hồng và vaseline

Son môi làm từ hoa hồng và vaseline

Hoa hồng từ lâu đã được biết là nguyên liệu thần thánh chuyên dùng trong các công thức làm đẹp và mĩ phẩm. Cánh hoa hồng chứa nhiều vitamin và có chất chống oxy hóa cực kỳ cao nên có khả năng nuôi dưỡng da cực kỳ hiệu quả.

Và từ xa xưa, khi các sản phẩm làm đẹp chưa phổ biến và đa dạng như hiện nay thì đa phần son môi đều được làm với thành phần chủ yếu từ hoa hồng. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách làm son môi từ hoa hồng và vaseline đơn giản, không chỉ đẹp mà còn có công dụng dưỡng môi hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị

Các nguyên liệu để làm son từ hoa hồng rất đơn giản và dễ tìm kiếm. Thậm chí có thể có ngay tại nhà của bạn. Thành phần để làm ra son hoa hồng bao gồm:

  • Vaseline
  • Cánh hoa hồng
  • Vải lọc
  • Hũ đựng son
  • Bát thủy tinh
  • Thìa nhỏ
  • Chày cối hoặc máy xay

Cách làm son từ hoa hồng và vaseline

Cách làm son từ hoa hồng và vaseline

Cách làm son từ hoa hồng và vaseline

Bước 1: Cánh hoa hồng rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút, để ráo nước

Bước 2: Bỏ cánh hoa hồng và một ít nước sạch vào chày cối để giã nhuyễn. Có thể dùng máy xay để xay nhanh hơn cũng được

Bước 3: Sử dụng vải màn/vải mềm để lọc riêng phần nước hoa hồng và bã ra

Bước 4: Dùng thìa lấy một lượng vaseline vừa đủ ra bát rồi cho vào lò vi sóng để đun chảy. Nếu không có lò vi sóng có thể đun cách thủy. Tuy nhiên cần lưu ý là đảm bảo độ nóng vừa đủ tránh làm vaseline bị nóng quá có thể hỏng (có thể dùng máy đo nhiệt độ trong trường hợp này)

Bước 5: Trộn nước hoa hồng đã lọc và vaseline vào khuấy đều. Bạn nên cho nước hoa hồng từ từ vào để điều chỉnh độ đậm nhạt của son theo ý muốn

Bước 5: Đổ thành phẩm vào lọ đựng, cho vào tủ lạnh chờ đông lại là được

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách làm nước hoa hồng trà xanh handmade
  • Cách làm nước hoa hồng từ hoa hồng tươi dưỡng da cho mùa hè

Lưu ý khi làm và bảo quản son môi làm từ hoa hồng

Lưu ý khi làm và bảo quản son môi làm từ hoa hồng

Lưu ý khi làm và bảo quản son môi làm từ hoa hồng

Cách làm son môi từ hoa hồng cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên để son có màu sắc đẹp, dùng được lâu và độ dưỡng ẩm tốt, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây

  • Nên mua hoa hồng từ các nhà vườn rõ nguồn gốc để đảm bảo hoa không bị phun thuốc trừ sâu hay thuốc hóa học
  • Quá trình làm sạch cánh hoa nên dùng nước muối ngâm để loại bỏ tạp chất
  • Ngoài ra bạn có thể thay thế vaseline bằng dầu dừa hoặc dầu oliu cũng sẽ có hiệu quả tương tự mà hiệu quả dưỡng môi không kém cạnh
  • Khuôn/hũ đựng son cần được làm sạch bằng nước nóng trước khi đổ son vào
  • Vì là son làm handmade nên thời gian sử dụng ngắn (không quá 4 tháng)
  • Nếu phát hiện son có dấu hiệu bị chảy hoặc mốc/nổi váng trong quá trình sử dụng thì nên bỏ đi và làm son mới

Hy vọng rằng với chia sẻ về cách làm son môi từ hoa hồng và vaseline của chúng tôi trên đây bạn sẽ có thể tự tạo được một thỏi son ưng ý cho mình.

Nội dung cập nhật

Về chúng tôi



Video liên quan

Có bao nhiều cách chứng minh tiếp tuyến

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Để chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn các em hãy sử dụng định nghĩa và tính chất của tiếp tuyến để làm.

Giả sử ta cần chứng minh đường thẳng (d) là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại tiếp điểm A. Ta có:

Phương pháp chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Cách 1: Chứng minh đường thẳng d vuông góc với bán kính của đường tròn. (sử dụng các phương pháp chứng minh 2 đường thẳng vuông góc trong mặt phẳng)

Cách 2: Chứng minh khoảng cách từ tâm O của đường tròn đến đường thẳng d bằng bán kính R của đường tròn.

Cách 3: Chứng minh hệ thức MA2 = MB.MC thì MA là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Ví dụ chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Ví dụ 1.Cho tam giác ABC nhọn, đường cao BD và CE cắt nhai tại H. Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ID, IE là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE.

Giải

Gọi O là trung điểm của AH.

Tam giác ADH vuông tại D có DO là trung tuyến nên ta có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Tam giác AEH vuông tại E và có EO là trung tuyến nên ta có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Suy ra: OA = OD = OE, do đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE.

Ta có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

(tam giác OAD cân tại O)

Tam giác BDC vuông tại D có DI là trung tuyến nên:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Suy ra: tam giác ICD cân tại I

Do đó:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

H là giao điểm hai đường cao BD và CE nên là trực tâm của tam giác ABC, suy ra AH BC tại F.

Khi đó:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Từ (1), (2) và (3) ta có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Ta có: OD DI, D thuộc đường tròn (O) nên ID tiếp xúc với (O) tại D.

Chứng minh tương tự ta có IE tiếp xúc với (O) tại E.

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Ví dụ 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Ax, By là 2 tia tiếp tuyến của (O) (Ax, By cùng nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB). Trên Ax lấy điểm C, trên By lấy điểm D sao cho góc COD bằng 90º. Chứng minh rằng: CD tiếp xúc với đường tròn (O).

Giải

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ O xuống CD.

Ta chứng minh OH = OB = R (O)

Tia CO cắt tia đối của tia By tại E.

XétOAC vàOBE có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

OA =OB (=R)

Nên:OAC =OBF (g.c.g) OC = OE

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Tam giác DEC có DO vừa là đường cao vừa là trung tuyến nên là tam giác cân. Khi đó DO cũng là đường phân giác.

Ta có: OH CD, OH = OB = R (O) nên CD tiếp xúc với (O) tại H.

Ví dụ 3.Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Một nửa đường thẳng qua A cắt đường kính CD vuông góc với AB tại M và cắt (O) tại N.

a. Chứng minh AM.AN = AC2

b. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác CMN tiếp xúc với AC tại C.

Giải

a. Tứ giác OBNM có góc O bằng góc N bằng 90ºnên nội tiếp đường tròn.

BO và MN là hai dây của đường tròn đó cắt nhau tại A.

Do đó: AM.AN = AO.AB (1)

Mặt khác:ACB vuông tại C có CO là đường cao

Nên: AC2 = AO.AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra AM. AN = AC2.

b. Giả sử đường tròn ngoại tiếpCMN cắt AC tại C.

Ta có: AC.AC = AM.AN

Theo câu a ta có: AM.AN = AC2

Nên AC. AC = AC2

AC = AC C trùng với C.

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Chứng tỏ AC chỉ cắt đường tròn ngoại tiếpCMN tại một điểm duy nhất là C.

Vậy AC là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếpCMN.

Bài tập trắc nghiệm chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn có lời giải

Bài 1.Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Ax, By là hai tiếp tuyến của (O) (Ax, By cùng phía đối với đường thẳng AB). Trên Ax lấy điểm C, trên By lấy điểm D sao cho

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Khi đó:

a. CD tiếp xúc với đường tròn (O)

b. CD cắt đường tròn (O)

c. CD không có điểm chung với (O)

d. CD = R2

Giải:

Chọn a.

Vì: Trên tia đổi của tia BD lấy điểm E sao cho BE = AC.

Ta có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Mà AC = BE BE.BD =R^2 = OB^2

DOE vuông tại O

OD vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến củaCDE nên OD cũng là đường phân giác.

OHD =OBD (tam giác vuông có cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau)

OH = OB CD tiếp xúc với đường tròn (O).

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Bài 2.Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH và BK cắt nhau ở I. Khi đó:

a. AK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI

b. BKlà tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI

c. BHlà tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI

d. HKlà tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI

Giải:

Chọn d.

Vì, gọi O là trung điểm của AI thì KO là đường trung tuyến của tam giác vuông AKO.

AO = IO = OK.

Ta cần chứng minh OK HK, dựa vào tính chấtAOK cân. Từ đó suy ra rằng HK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Bài 3.Cho đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm M sao cho A nằm giữa B và M. Kẻ đường thẳng MC tiếp xúc với đường tròn (O) tại C. Từ O hạ đường thẳng vuông góc với CB và cắt tia MC tại N. Khẳng định nào sau đây không đúng?

a. BN là tiếp tuyến của đường tròn (O)

b. BC là tiếp tuyến của đường tròn (O, OH)

c. OC là tiếp tuyến của đường tròn (O, ON)

d. AC là tiếp tuyến của đường tròn (C, BC)

Giải:

Chọn b.

Vì góc OCN bằng 90ºnên ba điểm O, C, N cùng thuộc đường tròn đường kính ON. Do đó OC là một dây cung, không thể là tiếp tuyến của đường tròn đường kính ON.

Bài 4.Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn tâm I đường kính AH cắt AB tại E, đường tròn tâm J đường kính HC cắt AC tại F. Khi đó:

a. EF là tiếp tuyến của đường tròn (H, HI)

b. JF là tiếp tuyến của đường tròn (I, $\displaystyle \frac{{EF}}{2}$)

c. EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (J).

d. IF là tiếp tuyến của đường tròn (C, CF).

Giải:

Chọn b.

Vì tứ giác AEHK có:

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Nên AEHK là hình chữ nhật

EF cắt AH tại trung điểm I của AH

EF là đường kính của đường tròn (I)

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Bài 5.Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn dựng hai tiếp tuyến Ax và By. Trên tia Ax lấy điểm C, trên tia Ay lấy điểm D. Điều kiện cần và đủ để CD tiếp xúc với đường tròn (O) là:

a. AB2 = AC.BD

b. AB2 = 2.AC.BD

c. AB2 = 4.AC.BD

d. AB2 = AC2 + BD2

Giải:

Chọn c.

Bài 6.Cho đường tròn (O, R) đường kính AB. Vẽ dây cung AC sao cho góc CAB bằng 30º. Trên tia đối của tia BA lấy điểm M sao cho BM = R. Khi đó:

a. AM là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b. BM là tiếp tuyến của đường tròn (O).

c. CM là tiếp tuyến của đường tròn (O).

d. AB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Giải:

Chọn c.

Bài 7.Cho hình vuông ABCD. Một đường tròn tâm O tiếp xúc với các đường thẳng AB, AD và cắt mỗi cạnh BC, CD thanh hai đoạn có độ dài 2cm và 23cm. Bán kính R của đường tròn có độ dài bằng:

a. R = 15cm hoặc 35cm

b. R = 16cm hoặc 36cm

c. R = 17cm hoặc 37cm

d. R = 18cm hoặc 38cm

Giải:

Chọn a.

Bài 8.Cho tam giác ABC vuông ở A có AB = 8cm; AC = 15cm. Vẽ đường cao AH, gọi D là điểm đối xứng với B qua H. Vẽ đường tròn đường kính CD cắt CA ở E. Khi đó, độ dài đoạn thẳng HE bằng:

a. HE = 7cm

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

d. HE = 8cm

Giải:

Chọn c.

Vì chứng minh HE là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Ta có: BC2 = AB2 + AC2 = 82 + 152 = 289 cm

BC = 17cm

Cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Ôn thi Toán vào lớp 10 - Tags: đường thẳng, đường tròn, tiếp tuyến
  • Chuyên đề: Phương trình trùng phương

  • 8 cách chứng minh tia Oz là tia phân giác của góc xÔy

  • Chủ đề 4: Đồ thị hàm số Phần Đại số

  • Mở rộng một số bất đẳng thức

  • Chứng minh bất đẳng thức bằng phương pháp phản chứng

  • 4 phương pháp giải phương trình vô tỷ Trung tâm Gia sư Hà Nội

  • Các dạng toán Đại số thường gặp trong đề thi vào 10

Video liên quan