Biểu đồ tăng giá thép

Giá thép trên thế giới cũng như tại Việt Nam từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2021 luôn trên đà tăng chóng mặt, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân đặc biệt là do tình hình dịch Covid 19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 8/2021, giá thép trên thế giới đã có dấu hiệu đi ngang và bắt đầu hạ nhiệt, chi tiết như thế nào mới quý khách hàng theo dõi trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Cập nhật tình hình giá sắt thép thế giới hôm nay

Chỉ vừa mới một tuần trước thôi, giá thép thế giới đang tiếp tục trên đà đi lên khiến cho nhiều nhà đầu tư lo lắng thì từ đầu tuần nay, giá thép thế giới đã giảm mạnh.

Sàn giao dịch sắt thép thế giới

Có thể bạn cũng biết, sản lượng thép Trung Quốc chiếm phần lớn sản lượng thép trên toàn thế giới với tỷ trọng lên đến gần 50%. Chính vì thế giá thép trên thị trường Trung Quốc thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thép trên thế giới.

Theo thống kê, giá quặng sắt tại Trung Quốc đã tăng hơn 7% trong ngày 2/6, khiến cho giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 2% lên 5.128 nhân dân tệ/tấn, giá thép không gỉ tăng 3,4% lên 16.165 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn tăng 0.8% lên 5.437 nhân dân tệ/tấn,

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 2/6 tăng hơn 7%, tăng phiên thứ 3 liên tiếp được thúc đẩy bởi trung tâm thép Đường Sơn có kế hoạch giảm bớt các yêu cầu cắt giảm sản lượng tại các nhà máy thép. Giá thép Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trong các ngày 3/6, 4/6,

Để có thể kéo giá thép trở về mức tăng trưởng bình thường, trung tâm thép Đường Sơn đã có những kế hoạch như: cắt giảm sản lượng tại các nhà máy thép, và điều này dường như đã mang lại hiệu quả.

Cụ thể, giá thép thế giới ngày 8/6 đã giảm mạnh xuống còn 4.967 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch Thượng Hải (giảm 3%). Bên cạnh đó, sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm xuống chỉ còn ở mức 5,27 tấn (giảm 34%).

Biểu đồ giá thép thế giới trong thời gian qua

Như quý khách hàng có thể thấy, cơn sốt thép bắt đầu xuất hiện từ tháng 1/2021, giảm xuống vào tháng 2/2021, tuy nhiên lại tiếp tục tăng phi mã vào tháng 3, 4, 5, ... với tốc độ tăng chóng mặt. Nhưng tính đến tháng 7/2021 thì giá thép lại bắt đầu có xu hướng giảm mạnh do một số chính sách của Trung Quốc.

Theo dự đoán của các chuyên gia, giá thép thế giới trên sàn giao dịch Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam đợt tiếp theo sẽ có xu hướng giảm do tỷ suất lợi nhuận kém, hạn chế về sản lượng sản xuất, tuy nhiên không có gì là chắc chắn và còn cần phải theo dõi thường xuyên.

Những nguyên nhân chính khiến giá thép thế giới tăng

Việc giá thép trên thế giới tăng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân khách quan xuất phát từ thực tế.

  • Giá quặng sắt, phôi thép tăng cao:

Sản xuất thép cần phải sử dụng đến nguyên liệu chính là quặng sắt và phụ gia khác: than mỡ, thép phế liệu, tuy nhiên sản lượng quặng tại Việt Nam không đủ để có thể đáp ứng được năng xuất sản xuất thép của các nhà máy tại Việt Nam, chính vì thế một số thành phần cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá vật liệu tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, khi đó giá sản phẩm (thép) tăng là điều dễ hiểu.

>>> Xem ngay: giá phôi thép hôm nay

  • Ảnh hưởng từ thị trường thép Trung Quốc, Mỹ, châu Âu:

Như các bạn cũng biết sản lượng thép của Trung Quốc chiếm gần 50% sản lượng thép thế giới, tuy nhiên vì Trung Quốc đang hạn chế và tiến hành đóng cửa các nhà máy sản xuất thép lạc hậu, lỗi thời, nên sản lượng thép suy giảm. Điều này bắt buộc Trung Quốc phải nhập khẩu thép để có thể duy trì được sản lượng thép cần thiết, duy trì vị thế số một trên bảng xếp hạng thế giới.

Ngoài ra tại Mỹ và châu Âu cũng thiếu hụt nguồn cung sắt thép trầm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nhập nguyên liệu đầu vào kéo dài, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, cũng khiến giá sắt thép tăng mạnh.

Giá thép thế giới tăng ảnh hưởng như thế nào đến giá thép xây dựng tại Việt Nam

Năm 2015, Việt Nam đứng vị trí thứ 24 về sản lượng sản xuất thép trong top 50 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đang đứng vị trí số 1 trong khu vực này với sản lượng thép thô chiếm 29%. Chính vì thế có thể nói rằng sản lượng thép Việt Nam sản xuất ảnh hưởng đến sản lượng thép trên sàn quốc tế và ngược lại.

Một trong những lĩnh vực mũi nhọn của ngành thép Việt Nam đó chính là thép xây dựng, phục vụ cho các công trình xây dựng hiện nay. Chính vì thế mà việc giá thép thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thép Việt Nam, đặc biệt là giá thép xây dựng. Tuy nhiên sau khi được điều chỉnh và tác động, thép xây dựng tại Việt Nam đã có xu hướng giảm nhẹ. Những con số thống kê dưới đây sẽ cho bạn thấy điều đó.

Thương hiệu

Thép cuộn (CB240)

Thép vằn (CB300)

Thép Việt Mỹ

17.460 đồng/kg

17.310 đồng/kg

Thép Hòa Phát

17.200 đồng/kg

17.100 đồng/kg

Thép Việt Ý

17.310 đồng/kg

17.050 đồng/kg

Thép Việt Đức

17.610 đồng/kg

17.560 đồng/kg

Thép Pomina

16.900 đồng/kg

17.360 đồng/kg

Thép Miền Nam

17.960 đồng/kg

17.810 đồng/kg

>>> Để nắm được bảng giá chi tiết hãy xem ngay: bảng giá thép xây dựng hôm nay

Như vậy là trong bài viết vừa rồi, Thép Hà Nội đã cùng quý khách hàng tìm hiểu về giá thép thế giới cũng như giá thép xây dựng tại Việt Nam. Nhìn chung thị trường thép thế giới đã có biến động theo hướng tích cực, giá thép đã bắt đầu hạ nhiệt. Chính vì thế quý khách hàng là những chủ đầu tư, những nhà thầu hay hộ kinh doanh có thể xem xét nhập nguyên liệu đầu vào để có thể tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu trước khi giá thép sẽ có nguy cơ tăng trở lại.

Video liên quan

0 nhận xét: