Đường sôi ở nhiệt độ bao nhiêu

Hướng dẫn cách đun nước sôi nấu ăn, để nguội an toàn đúng cách

4652 lượt xem

Đun sôi nước đúng cách mang lại sự an toàn, tốt cho sức khỏe khi dùng. Hãy để Điện máy XANH bật mí cho bạn cách đun sôi nước nấu ăn, để nguội an toàn sao cho đúng cách nhé!

Hướng dẫn đun nước sôi để nấu ăn

Đun sôi nước dùng cho mục đích nấu ăn, bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn nồi phù hợp có nắp đậy.

Chọn nồi đúng sẽ giúp cho bạn nấu nước sôi nhanh hơn, chẳng hạn chiếc nồi lớn và dày sẽ khiến cho nước lâu sôi hơn chiếc nồi lớn và mỏng.

Chọn nồi phù hợp có nắp đậy.

Bước 2: Dùng nước lạnh.

Bạn nên dùng nước lạnh để nấu sôi nước dùng cho việc nấu ăn. Vì nước chảy trực tiếp từ nguồn nước máy qua ống nước có thể bị nhiễm chì từ ống dẫn (nhất là nước nóng), để tốt cho sức khỏe, bạn không nên dùng nước máy trực tiếp để nấu ăn.

Lưu ý:

  • Không lấy nước đầy nồi, vì khi sôi, nước dễ bị bắn lên.
  • Nước lạnh là lựa chọn an toàn. Bạn có thể hứng nước máy trong thùng chứa nước lớn (đủ dùng nấu ăn trong ngày), để qua đêm trước khi dùng.

Dùng nước lạnh

Bước 3: Thêm muối để tạo hương vị (nếu thích).

Việc thêm muối vào nước sôi không làm ảnh hưởng gì đến nhiệt độ sôi của nước, nhưng sẽ tạo hương vị mới lạ cho bạn khi dùng.

Mẹo hay:

  • Nếu vỏ trứng khi luộc trong nồi nước sôi bị nứt, bạn có thể cho thêm muối, vì muối sẽ giúp cho lòng trắng trứng đông lại, che đi chỗ khe nứt vỏ trứng. Bạn có thể cho muối vào trước khi luộc hoặc đang luộc trứng.

Thêm muối để tạo hương vị (nếu thích).

Bước 4: Đun nước sôi ở nhiệt độ cao.

Đặt nồi nước lên bếp gas (hay bất kì loại bếp nào mà bạn đang sử dụng) và vặn với ngọn lửa lớn (nhiệt độ cao). Nhớ đậy vung lại cho nước mau sôi hơn.

Đun nước sôi ở nhiệt độ cao.

Bạn biết gì về các giai đoạn sôi của nước?

Việc nhận biết và phân biệt độ sôi của nước, sẽ giúp cho bạn làm tăng hương vị khi dùng nước để nấu ăn. Chẳng hạn:

  • Giai đoạn nước sủi bong bóng: Dưới đáy nồi sẽ xuất hiện những bong bóng nhỏ li ti, mặt nước rung nhè nhẹ. Đây là dấu hiệu nước đang sôi ở nhiệt độ 6075ºC (140-170ºF). Nhiệt độ này thích hợp cho việc chần trứng, rau quả hoặc cá.
  • Giai đoạn nước sủi tăm: Bong bóng xuất hiện nhiều và nổi lên nhưng nước vẫn hầu như yên lặng. Đây là dấu hiệu nước đang ở nhiệt độ 7590ºC (170195ºF). Nhiệt độ này thích hợp cho việc hầm hoặc om thịt.
  • Giai đoạn nước sôi lăn tăn: Bong bóng cỡ nhỏ và trung bình xuất hiện nhiều hơn, khắp nồi và vỡ ra trên mặt nước. Nhiệt độ nước bây giờ là 90100ºC (195212ºF). Nhiệt độ này thích hợp cho bạn để hấp rau củ, làm tan chảy chocolate.
  • Giai đoạn nước sôi hoàn toàn: Hơi nước bốc ngày càng nhiều, dòng nước chuyển động không ngừng khi khuấy lên. Dấu hiệu này chứng tỏ nước đang ở nhiệt độ cao nhất của nước là 100ºC (212ºF). Nhiệt độ này thích hợp cho bạn dùng nước để nấu ăn, như nấu mì chẳng hạn.

Bạn biết gì về các giai đoạn sôi của nước?

Bước 5: Bắt đầu cho thực phẩm vào nước sôi.

Nếu muốn luộc trứng, bạn hãy chúng vào nước. Lúc này thực phẩm (ở nhiệt độ bên ngoài) sẽ làm giảm nhiệt độ của nước đang sôi, chỉ cần bạn vặn lửa lớn hơn một chút là được, miễn sao nhiệt độ trở lại ở mức thích hợp.

Lưu ý:

  • Tùy theo công thức mỗi món ăn, bạn cân nhắc việc cho thực phẩm vào trước hoặc sau khi nước sôi. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Ví dụ, nếu cho thịt vào nồi nước lạnh (chưa sôi), thì thị dễ bị dai và có vị nhạt.

Bắt đầu cho thực phẩm vào nước sôi.

Bước 6: Giảm lửa.

Bạn cần giảm nhiệt độ lại khi trông thấy nước sôi, vì cứ tăng nhiệt độ thì nước mau chóng bay hơi và cạn hơn.

Lưu ý:

  • Bạn có thể dùng nhiệt kế đo nước sôi để kiểm tra nước, phục vụ cho mỗi món ăn của mình.
  • Khi nấu súp hoặc món hầm, bạn nên đậy hở nấp vung, giúp hơi nước bay hơi, cân bằng lại nhiệt độ thích hợp cho việc nấu súp và các món hầm.

Giảm lửa.

Hướng dẫn đun nước sôi để uống

Nếu bạn muốn nấu nước sôi để uống, thì hãy làm theo các bước nấu nước sôi đúng cách và an toàn như sau:

Bước 1: Nhận thức đun sôi nước để diệt vi khuẩn và các mầm bệnh khác.

Trong nước chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cũng như các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng (như chì, styren, benzen,...). Vì thế, việc đun sôi nước sẽ giúp bạn bỏ bớt một số thành phần gây hại, chứ không loại bỏ hoàn toàn các chất gây hại.

Lưu ý:

  • Nếu nước đục, hãy lọc nước để loại bỏ cặn bẩn trước khi đun sôi.

Nhận thức đun sôi nước để diệt vi khuẩn và các mầm bệnh khác.

Bước 2: Đun sôi nước.

Nhiệt độ sẽ làm cho vi khuẩn chết. Bạn có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ sôi của nước, nhưng cách đơn giản nhất là thấy nước sôi ở 100 độ C với dấu hiệu nước bốc hơi nhanh, nổi bọt lớn và dòng nước di chuyển liên tục.

Đun sôi nước.

Bước 3: Để nước sôi thêm từ 1-3 phút (tùy ý).

Nếu bạn cẩn thận và tùy vào sở thích mỗi người, việc để nước sôi thêm trong vòng 3 phút sẽ giúp an tâm hơn về việc loại bỏ vi khuẩn.

Lưu ý:

  • Việc kéo dài nước sôi thêm từ 1 - 3 phút, hoặc thậm chí là hơn, phụ thuộc vào việc bạn lấy nguồn nước để đun sôi như thế nào. Ví dụ, bạn đang ở nơi cao (trên 2.000 m so với mực nước biển), thì tốt nhất để nước sôi thêm 3 phút để nhiệt độ có thời gian tiêu diệt vi sinh vật.

Để nước sôi thêm từ 1-3 phút (tùy ý).

Bước 4: Để nguội nước và trữ trong vật đựng đậy kín.

Nước được đun sôi, bạn có thể để nguội mà vẫn dùng an toàn. Vì thế, bạn có thể trữ nước trong vật chứa đậy kín.

Mẹo: Nước khi đun sôi thường có vị nhạt, vì không khí trong nước đã thoát ra bên ngoài. Do đó, muốn cải thiện hương vị của nước, bạn có thể dùng 2 vật chứa rót qua rót lại (một vài lần) để không khí xâm nhập vào khi tạo ra hiện tượng dòng chảy nước.

Để nguội nước và trữ trong vật đựng đậy kín.

Bước 5: Mang theo thiết bị đun nước khi đi xa.

Sau khi dự trữ nước đun sôi, bạn có thể mang theo nước cùng với thiết bị đun nước (bình đun siêu tốc, bếp gas mini,...) khi đi xa, nhất là khi đi cắm trại.

Mang theo thiết bị đun nước khi đi xa.

Bước 6: Phơi bình chứa nước (bằng nhựa) ngoài trời nắng.

Nếu bạn không thể đun nước sôi trước khi dùng, thì bạn có thể đựng nước vào bình nhựa, rồi đặt ngoài trời nắng ít nhất sáu tiếng, để cho ánh nắng chiếu trực tiếp, sẽ giúp loại bỏ bớt một số vi khuẩn. Tuy nhiên, cách này cũng không an tâm lắm bạn nhé!

Phơi bình chứa nước (bằng nhựa) ngoài trời nắng.

Hướng dẫn đun nước sôi bằng lò vi sóng

Ngoài việc dùng bếp hay ánh nắng mặt trời, thì bạn có thể dùng lò vi sóng để đun nước sôi với các bước làm sau:

Bước 1: Rót nước vào ly (bát) - loại dùng được trong lò vi sóng.

Bạn hãy chọn ly (bát) có thể dùng được an toàn trong lò vi sóng, rồi rót nước vào.

Mẹo:

  • Nếu không có, hoặc tìm thấy ly (bát) dùng an toàn trong lò vi sóng, bạn có thể dùng đồ bằng sứ nhưng không có sơn kim loại.
  • Để kiểm tra một vật dụng có an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng hay không, thì bạn có thể đặt nó cùng với một ly nước trong lò. Sau 1 phút, bạn kiểm tra nếu thấy nó nóng, thì vật đó không dùng an toàn trong lò vi sóng.
  • Bạn nên dùng ly (bát) có vết xước hoặc vết nứt ở phía trong lòng vật chứa nước, điều này sẽ giảm thiểu rủi ro nổ khi nước quá sôi.

Rót nước vào ly (bát) - loại dùng được trong lò vi sóng.

Bước 2: Đặt thêm một vật dụng an toàn trong ly (bát).

Khi đặt ly nước đun sôi trong lò vi sóng, bạn có thể dùng đặt thêm một vật dụng bất kì trong ly như đũa, muỗng gỗ. Điều này giúp cho nước sủi bong bóng nhanh hơn.

Lưu ý: Tránh dùng các vật dụng bằng nhựa, vì chúng sẽ bị mềm, làm cho bong bóng khó hình thành lên trên, lâu sôi hơn.

Đặt thêm một vật dụng an toàn trong ly (bát).

Bước 3: Đặt ly nước vào lò vi sóng.

Sau khi chuẩn bị xong, bạn bắt đầu đặt ly nước vào trong lò vi sóng. Nếu lò của bạn có dĩa xoay, thì đặt phần rìa sẽ giúp nước nhanh chóng sôi hơn ở vị trí ở giữa.

Bạn có biết?

Nước cất có thời gian sôi nhanh và siêu nóng hơn khi đun trong lò vi sóng, vì không chứa nhiều tạp chất.

Đặt ly nước vào lò vi sóng.

Bước 4: Thỉnh thoảng lấy ra và khuấy lên.

Trong quá trình đun sôi nước, bạn có thể bấm lò dừng (tùy theo thời gian khuyến nghị của lò mà bạn cân nhắc điều này), lấy ly nước ra khuấy và kiểm tra nhiệt độ của nước.

Lưu ý:

  • Sau vài phút mà nước vẫn nguội, thì hãy tăng thời gian đun nước lên 1 - 2 phút. Hãy nhớ tổng thời gian đun sôi nước tùy thuộc vào công suất của lò và lượng nước mà bạn đun.
  • Nước đun bằng lò vi sóng thường không có dấu hiệu rõ rệt như bạn đun trên bếp gas, cần chú ý kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế là tốt nhất.

Thỉnh thoảng lấy ra và khuấy lên.

Hướng dẫn đun nước sôi ở vùng núi cao

Thời gian đun và nhiệt độ sôi của nước cũng bị ảnh hưởng tại khu vực mà bạn đang sinh sống. Vì ở độ cao trên mực nước biển, không khí sẽ càng loãng khi càng lên cao, các phân tử khí nén trong nước sẽ ít hơn (mỗi phân tử nước sẽ tách ra nhau khỏi nhau dễ dàng và nhanh chóng thoát ra ngoài không khí). Nghĩa là khi nấu nước sôi ở vùng núi cao, bạn sẽ thấy chúng nhanh sôi nhưng lại có nhiệt độ sôi thấp, dẫn đến việc khó nấu chín thức ăn như ý muốn.

Đun sôi nước ở vùng cao từ 610m trở lên, mới xảy ra hiện tượng này, nên bạn cứ an tâm.

Thời gian đun và nhiệt độ sôi của nước cũng bị ảnh hưởng tại khu vực mà bạn đang sinh sống.

Bước 1: Nấu nước nhiều hơn.

Như đã chia sẻ phía trên, chất lỏng ở vùng núi cao sẽ bay hơi nhanh (do sôi nhanh hơn), nên bạn cần nấu lượng nước nhiều hơn để bù lại phần hơi nước bay lên.

Ngoài ra, bạn cần phải tốn nhiều thời gian để nấu chín thức ăn hơn ở vùng đồng bằng.

Nấu nước nhiều hơn.

Lưu ý: Thời gian nấu chín thức ăn ở vùng núi cao

  • Nếu công thức nấu ăn dưới 20 phút (ở khu vực mực nước biển): thời gian nấu thêm 1 phút cho mỗi 305 m trên mực nước biển.
  • Nếu công thức nấu ăn trên 20 phút (ở khu vực mực nước biển): thời gian nấu thêm 2 phút cho mỗi 305 m trên mực nước biển

Thời gian nấu chín thức ăn ở vùng núi cao

Bước 2: Chọn dùng nồi áp suất.

Khi ở vùng núi cao, vị trí đặc biệt lớn, thì việc nấu thức ăn có thể diễn ra rất lâu mà bạn không tin được. Vì thế, hãy nghĩ đến việc dùng nồi áp suất để nấu nước sôi và thậm chí là nấu ăn bình thường.

Chọn dùng nồi áp suất.

Nhiều mẫu nồi đang được kinh doanh chính hãng tại Điện máy XANH:

Với những thông tin chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách nấu được nước sôi sao cho an toàn và đúng cách tại khu vực mà bạn đang sinh sống.

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang 25/01/2020

Món ngon liên quan

  • Cách sử dụng giấy bạc trong nấu nướng an toàn và các lưu ý khi dùng
  • Tổng hợp các cách bảo quản nhãn tươi và cách bảo quản long nhãn được lâu
  • Rong nho là gì? Rong nho giá bao nhiêu và cách chế biến rong nho
  • Bánh nậm là bánh gì? Bánh nậm làm từ bột gì và những nguyên liệu nào?
  • Từ khóa: hướng dẫn cách đun nước, đun sôi nước đúng cách, đun sôi nước nấu ăn, đun sôi nước an toàn, bình đun siêu tốc, mẹo vào bếp

Video liên quan

0 nhận xét: