Đồ thị hàm số 2 2 1 2 xyxx có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận
40 bài tập trắc nghiệm đường tiệm cận của đồ thị hàm số mức độ nhận biết, thông hiểu
Làm bàiCâu hỏi 1 :
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x + 2}}{{{x^2} - 1}}\) có tất cả các đường tiệm cận là:
- A \(x = \pm 1\)
- B \(x = 1;\,y = 0\)
- C \(y = 1;\,x = \pm 1\)
- D \(y = 0;\,x = \pm 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(x=a\) được gọi là TCĐ của đồ thị hàm số \(y=f(x) \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to a} f\left( x \right) = \pm \infty .\)
Đường thẳng \(y=b\) được gọi là TCN của đồ thị hàm số \(y=f(x) \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f\left( x \right) = b .\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(y = \dfrac{{2x + 2}}{{{x^2} - 1}} = \dfrac{{2\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}} = \dfrac{2}{{x - 1}}.\)
Cho mẫu bằng 0 ta được: \(x = 1\)\( \Rightarrow x = 1\) là TCĐ của đồ thị hàm số.
Sử dụng pp bấm máy tính ta được: \(x \to \pm \infty :\,y = 0\) \( \Rightarrow y = 0\) là TCN của đồ thị hàm số.
Vậy đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận: \(x = 1\) và \(y = 0\).
Chọn B.
Câu hỏi 2 :
Cho hàm số \(y = f(x)\) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = 1\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = - 1\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang
- B Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng \(y = 1\) và \(y = 1\).
- C Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.
- D Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng \(x = 1\) và \(x = 1\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(y=b\) được gọi là TCN của đồ thị hàm số \(y=f(x) \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f\left( x \right) = b .\)
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng y = a là tiệm cận ngang của hàm số y = f(x) khi và chỉ khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = a\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = a\)
Hàm số đã cho có 2 tiệm cận ngang \(y = 1\\) và \(y = 1\).
Chọn B.
Câu hỏi 3 :
Cho hàm số \(y = \dfrac{{2x - 1}}{{x - 1}}\). Phát biểu nào sau đây sai?
- A Đồ thị hàm số có TCN là \(y=2\).
- B TCĐ và TCN của đồ thị hàm số là \(y=2\) và \(x=1\).
- C Đồ thị hàm số có tiệm cận.
- D TCĐ và TCN của đồ thị hàm số là \(x=1\) và \(y=2\).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Cho mẫu số bằng 0 ta được \(x = 1 \Rightarrow x = 1\) là TCĐ của đồ thị hàm số.
Sử dụng phương pháp bấm máy ta được: \(x \to \pm \infty :\,\,y = \dfrac{{2x - 1}}{{x - 1}} \to 2 \Rightarrow y = 2\) là TCN của đồ thị hàm số.
Chọn B.
Câu hỏi 4 :
Cho hàm số \(y = \dfrac{{x - 2}}{{x + 2}}\)có đồ thị \((C)\). Tìm tọa độ giao điểm \(I\) của hai đường tiệm cận của đồ thị \((C)\).
- A \(I\left( { - 2;2} \right)\)
- B \(I\left( { - 2; - 2} \right)\)
- C \(I\left( {2;1} \right)\)
- D \(I\left( { - 2;1} \right)\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Giao điểm \(2\) đường tiệm cận (nếu có) của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) là \(I\left( { - \dfrac{d}{c};\dfrac{a}{c}} \right)\)
Lời giải chi tiết:
Hàm số đã cho có giao \(2\) đường tiệm cận là \(I(2;1)\)
Chọn đáp án D
Câu hỏi 5 :
Cho hàm số \(y=\dfrac{2017}{x-2}\) có đồ thị \(\left( H \right).\) Số đường tiệm cận của \(\left( H \right)\) là:
- A \(0.\)
- B \(2.\)
- C \(3.\)
- D \(1.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa để tìm tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị (H)
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{2017}{x-2}=+\infty ,\,\,\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{2017}{x-2}=-\infty \) nên \(x=2\) là tiệm cận đứng của đồ thị \(\left( H \right).\) Ta lại có
\(\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\dfrac{2017}{x-2}=0\) nên đồ thị có một tiệm cận ngang là \(y=0.\) Vậy có \(2\) đường tiệm cận của \(\left( H \right).\)
Chọn đáp án B.
Câu hỏi 6 :
Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{5}{{x - 1}}\) là đường thẳng có phương trình:
- A \(y = 0\)
- B \(y{\text{ }} = {\text{ }}5\)
- C \(x = 1\)
- D \(x = 0\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp:
Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\) (nếu có) có phương trình là \(y = \dfrac{a}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận ngang \(y = 0\).
Chọn đáp án A
Câu hỏi 7 :
Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x-2}\) . Trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào đúng?
- A Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng\(x=2\), tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=1\)
- B Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=2\),tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=-2\)
- C Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=1\),tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=2\)
- D Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng\(x=-2\), tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=1\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có tiệm cận đứng \(x=-\frac{d}{c}\) và tiệm cận ngang \(y=\frac{a}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số đã cho có TCĐ x = 2, TCN y = 1
Chọn đáp án A
Câu hỏi 8 :
Tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2{\rm{x}} - 1}}{{x + 1}}\) lần lượt là
- A \(x = - 1;y = \dfrac{1}{2}\)
- B \(x = - 1;y = 2\)
- C \(x = 1;y = 2\)
- D \(x = 2;y = - 1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đồ thị hàm số phân thức \(y = \dfrac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( {ad - bc \ne 0} \right)\) có tiệm cận đứng \)x = - \dfrac{d}{c}\) và tiệm cận ngang \)y = \dfrac{a}{c}\).
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} y = - \infty \). Suy ra : \(x = - 1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số
Và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 2\). Suy ra \(y = 2\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x}}{{\sqrt {{x^2} - 1} }}\) có số đường tiệm cận là:
- A 2
- B 1
- C 3
- D 4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tìm số tiệm cận của hàm số \(y = \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\)
+ Số tiệm cận ngang: Xét 2 giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y;\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y\), đếm số các giới hạn hữu hạn khác nhau
+ Số tiệm cận đứng: Xét các giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_1}} y;\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_2}} y;...\) (hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_1^ + } y;\mathop {\lim }\limits_{x \to x_1^ - } y;\mathop {\lim }\limits_{x \to x_2^ + } y;\mathop {\lim }\limits_{x \to x_2^ - } y;...\) với x1, x2, ... là nghiệm của phương trình g(x) = 0: Đếm số các giới hạn vô hạn
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{2}{{\sqrt {1 - \dfrac{1}{{{x^2}}}} }} = 2;\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {1 - \dfrac{1}{{{x^2}}}} }} = - 2\) nên đồ thị hàm số có 2 TCN y = 2 và y = 2
Có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \dfrac{{2x}}{{\sqrt {{x^2} - 1} }} = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{2x}}{{\sqrt {{x^2} - 1} }} = + \infty \) nên đồ thị hàm số có 2 TCĐ x = 1 và x = 1
Vậy đồ thị hàm số có 4 tiệm cận
Chọn đáp án D
Câu hỏi 10 :
Cho hàm số \(y = \dfrac{{3 - x}}{{x - 2}}.\) Chọn khẳng định đúng.
- A Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(x = - 1.\)
- B Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(y = 2.\)
- C Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(x = 2.\)
- D Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(y = - 1.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Hàm số có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = \pm \infty \) thì \(x = {x_0}\) được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{3 - x}}{{x - 2}} = - \infty \Rightarrow x = 2\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Chọn C.
Câu hỏi 11 :
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - 3}}{{{x^2} + x - 2}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?
- A \(0\)
- B \(1\)
- C \(2\)
- D \(3\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đường thẳng \(x = {x_0}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm phân thức \(y = \dfrac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) nếu \({x_0}\) là nghiệm của đa thức \(g\left( x \right)\) nhưng không phải nghiệm của đa thức \(f\left( x \right)\)
Lời giải chi tiết:
Dễ thấy đa thức dưới mẫu có hai nghiệm \(x = 1\) và \(x = - 2\) và hai nghiệm này đều không phải nghiệm của tử thức.
\( \Rightarrow \) Đồ thị hàm số đã cho có 2 tiệm cận đứng.
Câu hỏi 12 :
Đồ thị hàm só nào sau đây có 3 đường tiệm cận?
- A \(y = \dfrac{{1 - 2x}}{{1 + x}}.\)
- B \(y = \dfrac{1}{{4 - {x^2}}}.\)
- C \(y = \dfrac{x}{{{x^2} - x + 9}}.\)
- D \(y = \dfrac{{x + 3}}{{5x - 1}}.\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
* Định nghĩa tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f(x)\).
Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = a\,\) hoặc\(\,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = a \Rightarrow y = a\) là TCN của đồ thị hàm số.
* Định nghĩa tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f(x)\).
Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = + \infty \,\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = - \infty \,\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} f(x) = + \infty \,\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} f(x) = - \infty \,\) thì \(x = a\)
là TCĐ của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{1 - 2x}}{{1 + x}}\) có 2 đường tiệm cận là \(x = - 1;\,\,y = - 2\)
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{{4 - {x^2}}}\) có 3 đường tiệm cận là \(x = 2;\,\,x = - 2;\,\,y = 0\)
Đồ thị hàm số\(y = \dfrac{x}{{{x^2} - x + 9}}\) có 1 đường tiệm cận là \(y = 0\)
Đồ thị hàm số\(y = \dfrac{{x + 3}}{{5x - 1}}\) có 2 đường tiệm cận là \(x = \dfrac{1}{5};\,\,y = \dfrac{1}{5}\)
Chọn: B.
Câu hỏi 13 :
Cho hàm số \(y=\frac{-1+x}{-2+x}\) có đồ thị (C). Kết luận nào sau đây đúng?
- A Tiệm cận ngang của (C) là đường thẳng \(y=\frac{1}{2}\).
- B Tiệm cận ngang của (C) là đường thẳng x = 2.
- C Tiệm cận đứng của (C) là đường thẳng x = 2.
- D Tiệm cận đứng của (C) là đường thẳng y = 1.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Định nghĩa tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số
\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\) hoặc \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\) thì y = a là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
\(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,y=\pm \infty \Rightarrow x={{x}_{0}}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Đồ thị hàm số có dạng \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có tiệm cận ngang \(y=\frac{a}{c}\) và tiệm cận đứng \(x=-\frac{d}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(y=\frac{a}{c}=\frac{1}{1}=1\Rightarrow \)Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang y = 1.
\(x=-\frac{d}{c}=-\frac{-2}{1}=2\Rightarrow x=2\)là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Chọn C.
Câu hỏi 14 :
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\) và \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận ngang.
- B Đồ thị hàm số nhận trục tung làm đường tiệm cận đứng.
- C Đồ thị hàm số không có đường tiệm cận đứng.
- D Đồ thị hàm số nhận trục hoành làm đường tiệm cận ngang.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tìm các tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số dựa vào định nghĩa:
- Tiệm cận đứng:Đường thẳng \(x={{x}_{0}}\) được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu \(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\pm \infty .\)
- Tiệm cận ngang:Đường thẳng \(y={{y}_{0}}\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)={{y}_{0}}.\)
Lời giải chi tiết:
Vì \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=0\) nên đường thẳng \(y=0\) (trục hoành \(Ox\)) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?
- A 1
- B 0
- C 2
- D 3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = a\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = a\) thì đường thẳng y = a được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } y = 0\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } y = 0\) thì x = x0 được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Ta có:\(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{2x - 3}}{{x - 1}} = 2\end{array} \right. \Rightarrow \)Đồ thị hàm số đã cho có 2 đường tiệm cận
Chọn C.
Câu hỏi 16 :
Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x - 1}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?
- A 2
- B 4
- C 1
- D 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Tìm các giới hạn để tìm đường tiệm cận
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ + }} \frac{{x - 1}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {4^ - }} \frac{{x - 1}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to - {4^ + }} \frac{{x - 1}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {4^ + }} \frac{{x - 1}}{{\sqrt {16 - {x^2}} }} = + \infty \end{array} \right.\)
Vậy \(x = \pm 4\) là tiệm cận đồ thị hàm số đã cho.
Chọn A.
Câu hỏi 17 :
Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên \(\mathbb{R}\text{ }\!\!\backslash\!\!\text{ }\left\{ -1 \right\}\)có bảng biến thiên như hình dưới đây.
Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng -1.
- B Đồ thị hàm số có đúng 2 đường tiệm cận đứng.
- C Đồ thị hàm số và trục hoành có 2 điểm chung.
- D Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1;+\infty \right)\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Chọn: C.
Câu hỏi 18 :
Cho hàm số \(y=f(x)\)có đồ thị là đường cong (C) và các giới hạn \(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=1;\,\,\,\underset{x\to {{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=1\,;\)\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=2;\)\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=2\). Hỏi mệnh đề nào sau đây đúng?
- A Đường thẳng \(y=2\)là tiệm cận ngang của (C).
- B Đường thẳng \(y=1\) là tiệm cận ngang của (C).
- C Đường thẳng \(x=2\)là tiệm cận ngang của (C).
- D Đường thẳng \(x=2\)là tiệm cận đứng của (C).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
* Định nghĩa tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f(x)\).
Nếu \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=a\,\)hoặc\(\,\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=a\Rightarrow y=a\) là TCN của đồ thị hàm số.
* Định nghĩa tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f(x)\).
Nếu \(\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty \,\)thì \(x=a\)
là TCĐ của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Vì \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=2;\)\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=2\) nên đường thẳng \(y=2\)là tiệm cận ngang của (C).
Chọn: A.
Câu hỏi 19 :
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\)có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=1\)và\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-1\). Khẳng định nào đúng.
- A Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang \(x=1\)và \(x=-1\).
- B Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.
- C Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.
- D Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang\(y=1\)và \(y=-1\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng định nghĩa tiệm cận ngang trong sách giáo khoa giải tích 12 cơ bản.
\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=a\) nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=a\).
\(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=b\) nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=b\).
Lời giải chi tiết:
Vì \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=1\)nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=1\).
Vì \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-1\)nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=-1\).
ChọnD.
Câu hỏi 20 :
Đồ thị hàm số \(y=\frac{x+1}{x-2}\) có tiệm cận đứng là đường thẳng có phương trình
- A
\(x=2.\)
- B
\(y=1.\)
- C
\(x=-\,2.\)
- D \(x=-1.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có đường tiệm cận đứng là \(x=-\,\frac{d}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\underset{x\,\to \,2}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\,\to \,2}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1}{x-2}=\infty \,\,\Rightarrow \,\,x=2\) là tiệm cận đứng của ĐTHS.
Chọn A
Câu hỏi 21 :
Tìm tất cả các đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{5+x}-1}{{{x}^{2}}+4x}.\)
- A
Đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng.
- B
\(x=-\,4.\)
- C
\(x=0.\)
- D \(x=0;\,\,x=-\,4.\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp tính giới hạn để tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Lời giải chi tiết:
Ta có \(y=\frac{\sqrt{5+x}-1}{{{x}^{2}}+4x}=\frac{\sqrt{5+x}-1}{x\left( x+4 \right)}=\frac{1}{x\left( \sqrt{5+x}+1 \right)}.\) Suy ra \(x=0\) là tiệm cận đứng của ĐTHS.
Chọn C
Câu hỏi 22 :
Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax+b}{2x+c}\) có tiệm cận ngang \(y=2\) và tiệm cận đứng \(x=1\) thì \(a+c\) bằng
- A 1
- B 2
- C 4
- D 6
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định được hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số bậc nhất trên bậc nhất
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\underset{x\,\to \,\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\,\to \,\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{ax+b}{2x+c}=\frac{a}{2}\Rightarrow y=\frac{a}{2}\) là tiệm cận ngang của ĐTHS \(\Rightarrow \,\,\frac{a}{2}=2\Rightarrow a=4.\)
Và \(\underset{x\,\to \,-\,\frac{c}{2}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\,\to \,-\,\frac{c}{2}}{\mathop{\lim }}\,\frac{ax+b}{2x+c}=\infty \Rightarrow x=-\frac{c}{2}\) là tiệm cận đứng của ĐTHS \(\Rightarrow \,\,-\frac{c}{2}=1\Rightarrow c=-\,2.\)
Vậy tổng \(a+c=4-2=2.\)
Chọn B.
Câu hỏi 23 :
Tìm số tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-7x+6}{{{x}^{2}}-1}.\)
- A 2
- B 3
- C 1
- D 0
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Rút gọn biểu thức, tính giới hạn để tìm tiệm cận của đồ thị hàm số.
+) Đường thẳng \(x=a\) được gọi là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số nếu \(x=a\) là nghiệm của mẫu và không là nghiệm của tử số.
+) Đường thẳng \(y=b\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=b.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(y=\frac{{{x}^{2}}-7x+6}{{{x}^{2}}-1}=\frac{\left( x-1 \right)\left( x-6 \right)}{\left( x-1 \right)\left( x+1 \right)}=\frac{x-6}{x+1}.\)
Khi đó đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là \(x=-1\) và tiệm cận ngang là \(y=1.\)
Suy ra đồ thị hàm số đã cho có 2 đường tiệm cận.
Chọn A
Câu hỏi 24 :
Cho hàm số \(y=\frac{ax+1}{bx-2}.\) Xác định \(a\) và \(b\) để đồ thị hàm số nhận đường thẳng \(x=1\) là tiệm cận đứng và đường thẳng \(y=\frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang.
- A \(a=1;\,\,b=2.\)
- B \(a=2;\,\,b=-\,2.\)
- C \(a=2;\,\,b=2.\)
- D \(a=-\,1;\,\,b=-\,2.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Xác định đường tiệm cận của đồ thị hàm số bậc nhất trên bậc nhất dựa vào định nghĩa.
Nếu \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y={{y}_{0}}\) hoặc \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y={{y}_{0}}\) thì \(y={{y}_{0}}\) là TCN của đồ thị hàm số.
Nếu \(\underset{x\to x_{0}^{+}}{\mathop{\lim }}\,y=\infty \) hoặc \(\underset{x\to x_{0}^{-}}{\mathop{\lim }}\,y=\infty \) thì \(x={{x}_{0}}\) là TCĐ của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số \(y=\frac{ax+1}{bx-2}\) có hai đường tiệm cận là \(y=\frac{a}{b}\) (TCN) và \(x=\frac{2}{b}\) (TCĐ).
Yêu cầu bài toán tương đương với \(\frac{2}{b}=1;\,\,\frac{a}{b}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & a=1 \\ & b=2 \\ \end{align} \right..\)
Chọn A.
Câu hỏi 25 :
Gọi n là số đường tiệm cận đứng và đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{x+1}{{{x}^{2}}-4x+3}\). Tìm n?
- A \(n=0\)
- B \(n=3\)
- C \(n=2\)
- D \(n=1\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nếu \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\) hoặc \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\Rightarrow y=a\) là đường TCN của đồ thị hàm số.
Nếu \(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,y=\infty \Rightarrow x={{x}_{0}}\) là đường TCĐ của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
Dễ thấy đồ thị hàm số có 1 đường TCN là \(y=0\) và 2 đường TCĐ là \(x=1;x=3\)
Vậy \(n=3\).
Chọn B.
Câu hỏi 26 :
Tìm số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{9{{x}^{2}}+6x+4}}{x+2}\)
- A
\(x=-2\) và \(y=-3\)
- B
\(x=-2\) và \(y=3\)
- C
\(y=3\) và \(x=2\)
- D \(y=-3,y=3\) và \(x=-2\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Nếu \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\) hoặc \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\Rightarrow \) Đồ thị hàm số có hai TCN là \(y=a\).
Nếu \(\underset{x\to {{x}_{0}}^{+}}{\mathop{\lim }}\,y=\infty ;\,\,\underset{x\to {{x}_{0}}^{-}}{\mathop{\lim }}\,y=\infty \Rightarrow \) Đồ thị hàm số có hai TCĐ là \(x={{x}_{0}}\).
Lời giải chi tiết:
TXĐ: \(D=R\backslash \left\{ -2 \right\}\)
Ta có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=3;\,\,\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=-3\Rightarrow \) Đồ thị hàm số có hai TCN là \(y=3\) và \(y=-3\)
\(\underset{x\to {{\left( -2 \right)}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=+\infty ;\,\,\underset{x\to {{\left( -2 \right)}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \Rightarrow \) Đồ thị hàm số có hai TCĐ là \(x=-2\).
Chọn D.
Câu hỏi 27 :
Cho hàm số \(y=\frac{x+2}{x}\) có đồ thị (C ). Gọi d là tích khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đồ thị (C ) đến các đường tiệm cận của (C ). Tính d
- A \(d=2\).
- B \(d=1\).
- C \(d=2\sqrt{2}\).
- D \(d=\sqrt{2}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Chọn 1 điểm M bất kỳ và tính d
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số đã cho có TCĐ: x = 0 và TCN: y = 1
Ta có M(1;3) (C)
Khoảng cách từ M đến 2 tiệm cận của đồ thị hàm số lần lượt là 1 và 2
Tích của chúng là d = 2
Chọn đáp án A
Câu hỏi 28 :
Hàm số \(y=\frac{2x-1}{x-1}\left( H \right)\) . M là một điểm bất kỳ và \(M\in \left( H \right)\). Tiếp tuyến với (H) tại M tạo với hai đường tiệm cận một tam giác có diện tích bằng:
- A 4
- B 5
- C 3
- D 2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dùng định nghĩa để tìm tiệm cận. Dùng công thức \(y-f\left( {{x}_{0}} \right)=f'\left( {{x}_{0}} \right)\left( x-{{x}_{0}} \right)\) để viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \({{x}_{0}}.\) Tìm giao điểm của tiệm cận và tiếp tuyến. Từ đó tính diện tích tam giác tạo thành.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x-1}=+\infty \) nên \({{d}_{1}}:x=1\) là tiệm cận đứng của \(\left( H \right).\)
Ta cũng có \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x-1}=2,\) nên \({{d}_{2}}:y=2\) là tiệm cận ngang của \(\left( H \right).\)
Giả sử \(M\left( {{x}_{0}};\frac{2{{x}_{0}}-1}{{{x}_{0}}-1} \right).\) Ta có \(y'\left( x \right)=-\frac{1}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}},\) phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M\) có dạng
\(y-y\left( {{x}_{0}} \right)=y'\left( {{x}_{0}} \right)\left( x-{{x}_{0}} \right)\Leftrightarrow y=-\frac{1}{{{\left( {{x}_{0}}-1 \right)}^{2}}}\left( x-{{x}_{0}} \right)+\frac{2{{x}_{0}}-1}{{{x}_{0}}-1}\,\,\left( {{d}_{3}} \right).\)
Ta tìm được \({{d}_{1}}\cap {{d}_{3}}=B\left( 1;\frac{2{{x}_{0}}}{{{x}_{0}}-1} \right),{{d}_{2}}\cap {{d}_{3}}=A\left( 2{{x}_{0}}-1;2 \right).\) Giả sử \(I={{d}_{1}}\cap {{d}_{2}}\Rightarrow I\left( 1;2 \right).\) Tam giác tạo thành là tam giác vuông \(IAB\) vuông tại \(I.\) Ta tính được \(\overrightarrow{IA}=\left( 2{{x}_{0}}-2;0 \right),\,\overrightarrow{IB}=\left( 0;\frac{2}{{{x}_{0}}-1} \right)\Rightarrow IA=2\left| {{x}_{0}}-1 \right|,\,\,IB=\left| \frac{2}{{{x}_{0}}-1} \right|.\)
Diện tích tam giác \(IAB\) là \(S=\frac{1}{2}IA.IB=\frac{1}{2}.2\left| {{x}_{0}}-1 \right|.\left| \frac{2}{{{x}_{0}}-1} \right|=2.\)
Chọn đáp án D.
Câu hỏi 29 :
Hàm số \(y=\frac{2x-1}{x-1}\left( H \right)\) . M là một điểm bất kỳ và \(M\in \left( H \right)\). Khi đó tích khoảng cách từ M đến hai đường tiệm cận của (H) là: .
- A 3
- B 1
- C 2
- D 5
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Sử dụng các kí hiệu như ở câu 2. Khi đó khoảng cách từ \(M\) tới \({{d}_{2}}\) là
\(d\left( M;{{d}_{2}} \right)=\left| \dfrac{2{{x}_{0}}}{{{x}_{0}}-1}-2 \right|=\dfrac{1}{\left| {{x}_{0}}-1 \right|},\,\,d\left( M;{{d}_{1}} \right)=\left| {{x}_{0}}-1 \right|\)
\(\Rightarrow d\left( M;{{d}_{2}} \right)\,d\left( M;{{d}_{1}} \right)=\dfrac{1}{\left| {{x}_{0}}-1 \right|}.\,\left| {{x}_{0}}-1 \right|=1.\)
Chọn đáp án B
Câu hỏi 30 :
Cho đường cong \(\left( C \right):y=\frac{3x-1}{x-2}\) . Có bao nhiêu điểm trên đồ thị (C) sao cho tổng khoảng cách từ điển đó đến 2 đường tiệm cận của (C) bằng 6 ?
- A 4
- B 2
- C 0
- D 6
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dùng định nghĩa để tìm tiệm cận. Từ đó tính khoảng cách từ điểm \(M\) tới hai tiệm cận rồi thay vào yêu cầu của bài toán để đưa ra một phương trình theo ẩn \({{x}_{0}}\) và giải phương trình này tìm \({{x}_{0}}.\)
Lời giải chi tiết:
Làm tương tự câu 2 ta tìm được tiệm cận đứng là \({{d}_{1}}:x=2,\) tiệm cận ngang là \({{d}_{2}}:y=3.\) Giả sử \(M\left( {{x}_{0}};\frac{3{{x}_{0}}-1}{{{x}_{0}}-2} \right).\) Khi đó ta tính được các khoảng cách \(d\left( M;{{d}_{1}} \right)=\left| {{x}_{0}}-2 \right|,\,\,d\left( M;{{d}_{2}} \right)=\left| \frac{3{{x}_{0}}-1}{{{x}_{0}}-2}-3 \right|=\left| \frac{5}{{{x}_{0}}-2} \right|.\)
Do đó
\(\begin{array}{l}\,\,\,\,d\left( {M;{d_1}} \right) + d\left( {M;{d_2}} \right) = 6 \Leftrightarrow \left| {{x_0} - 2} \right| + \frac{5}{{\left| {{x_0} - 2} \right|}} = 6 \Leftrightarrow {\left| {{x_0} - 2} \right|^2} - 6\left| {{x_0} - 2} \right| + 5 = 0\\ \Leftrightarrow \left( {\left| {{x_0} - 2} \right| - 1} \right)\left( {\left| {{x_0} - 2} \right| - 5} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left| {{x_0} - 2} \right| = 1\\\left| {{x_0} - 2} \right| = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\{x_0} = 3\\{x_0} = - 3\\{x_0} = 7\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}A\left( {1; - 2} \right)\\B\left( {3;8} \right)\\C\left( { -3;2} \right)\\D\left( {7;4} \right)\end{array} \right..\end{array}\)
Chọn đáp án A.
Câu hỏi 31 :
Đồ thị hàm số \(y=\dfrac{\sqrt{{{x}^{2}}-x+2}-2}{{{x}^{2}}-1}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?
- A 0
- B 2
- C 3
- D 1
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Số tiệm cận đứng của hàm phân thức \(y=\dfrac{f\left( x \right)}{g\left( x \right)}\) là số nghiệm của mẫu mà không là nghiệm của tử.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy mẫu thức \({{x}^{2}}-1\) có 2 nghiệm \(x=\pm 1\) và \(x=1\) cũng là nghiệm của tử, \(x=-1\) không là nghiệm của tử thức nên đồ thị hàm số có 1 tiệm cận đứng \(x=-1\).
Đáp án D.
Câu hỏi 32 :
Số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{{{x}^{2}}-3x-4}{{{x}^{2}}-16}\) là:
- A 0
- B 3
- C 1
- D 2
Đáp án: C
Phương pháp giải:
\(x={{x}_{o}}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu thỏa mãn ít nhất:\(\left[ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ - } \,f\left( x \right) = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ - } f\left( x \right) = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ + } f\left( x \right) = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_o^ + } \,f\left( x \right) = - \infty \end{array} \right.\)
(Chú ý:có thể tìm các nghiệm của mẫu thức và kiểm tra xem có bao nhiêu nghiệm của mẫu thức không là nghiệm của tử thức thì đó chính là đáp án cần tìm)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(y=\frac{{{x}^{2}}-3x-4}{{{x}^{2}}-16}=\frac{\left( x+1 \right)\left( x-4 \right)}{\left( x-4 \right)\left( x+4 \right)}=\frac{x+1}{x+4}\).
Vậy đồ thị hàm số chỉ có \(1\)tiệm cận đứng \(x=-4\).
Đáp án C
Câu hỏi 33 :
Biết rằng đồ thị hàm số \(y=\dfrac{(a-3)x+a+2018}{x-(b+3)}\) nhận trục hoành làm tiệm cận ngang và trục tung làm tiệm cần đứng. Khi đó giá trị của \(a+b\) là:
- A 3
- B -3
- C 0
- D 6
Đáp án: C
Phương pháp giải:
* Định nghĩa tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f(x)\).
Nếu \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=a\,\)hoặc\(\,\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f(x)=a\Rightarrow y=a\) là TCN của đồ thị hàm số.
* Định nghĩa tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f(x)\).
Nếu \(\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=+\infty \,\)hoặc \(\underset{x\to {{a}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=-\infty \,\)thì \(x=a\)
là TCĐ của đồ thị hàm số.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \dfrac{{(a - 3)x + a + 2018}}{{x - (b + 3)}} = a - 3\\\mathop {\lim }\limits_{x \to b + 3} \dfrac{{(a - 3)x + a + 2018}}{{x - (b + 3)}} = \infty \end{array}\)
=> Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là \(y=a-3\), tiệm cận đứng là \(x=b+3\)
Theo đề bài, ta có: \(a-3=b+3=0\)
=> \(a=3,\,\,b=-3\Rightarrow a+b=0\)
Chọn C.
Câu hỏi 34 :
Cho hàm số \(y = \frac{{2{{\rm{x}}^2} - 3{\rm{x}} + m}}{{x - m}}\) . Để đồ thị hàm số không có tiệm cận đứng thì các giá trị của tham số \(m\)là:
- A
\(m = 0\)
- B \(m = 0;m = 1\)
- C \(m = 1\)
- D Không tồn tại \(m\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) không có tiệm cận đứng nếu mọi nghiệm của \(g\left( x \right)\) (nếu có) đều là nghiệm của \(f\left( x \right)\).
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Thử đáp án
Với \(m = 0\) ta có \(x = 0\) là nghiệm của đa thức \(2{x^2} - 3{\rm{x}}\) trên tử
\( \Rightarrow y = 2{\rm{x}} - 3\left( {x \ne 0} \right)\) không có tiệm cận đứng.
Với \(m = 1\) ta có \(x = 1\) là nghiệm của đa thức \(2{x^2} - 3{\rm{x + 1}}\) trên tử
\( \Rightarrow y = 2{\rm{x}} - 1\left( {x \ne 1} \right)\) không có tiệm cận đứng.
Cách 2: Chia đa thức
Để hàm số không có tiệm cận đứng thì tử số phải chia hết cho mẫu số
\( \Leftrightarrow 2{m^2} - 2m = 0 \Leftrightarrow m = 0\) hoặc \(m = 1\)
Câu hỏi 35 :
Đồ thị hàm số \(y=\dfrac{\sqrt{x-1}+1}{{{x}^{2}}-4x-5}\) có tổng số bao nhiêu tiệm cận ngang và tiệm cận đứng?
- A 1
- B 2
- C 4
- D 3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
\(y={{y}_{o}}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu \(\left[ \begin{align} & \underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)={{y}_{o}} \\ & \underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)={{y}_{o}} \\ \end{align} \right.\)
\(x={{x}_{o}}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu thỏa mãn ít nhất:\(\left[ \begin{align} & \underset{x\to x_{o}^{-}}{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)=+\infty \\ & \underset{x\to x_{o}^{-}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-\infty \\ & \underset{x\to x_{o}^{+}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=+\infty \\ & \underset{x\to x_{o}^{+}}{\mathop{\lim }}\,\,f\left( x \right)=-\infty \\ \end{align} \right.\)
Lời giải chi tiết:
ĐKXĐ: \(x\ge 1,x\ne 5\).
Ta có:
+) \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\dfrac{\sqrt{x-1}+1}{{{x}^{2}}-4x-5}=0\) nên \(y=0\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
+) \(\underset{x\to 5}{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to 5}{\mathop{\lim }}\,\dfrac{\sqrt{x-1}+1}{{{x}^{2}}-4x-5}=+\infty \) nên \(x=5\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vậy đồ thị hàm số đã cho chỉ có 2 tiệm cận.
Chọn B.
Câu hỏi 36 :
Cho hàm số \(y = \dfrac{{x + 2}}{{x - 3}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\). Có bao nhiêu tiêu điểm \(M\) thuộc \(\left( C \right)\) sao cho khoảng cách từ điểm \(M\) đến tiệm cận ngang bằng 5 lần khoảng cách từ điểm M đến tiệm cận đứng.
- A \(1\)
- B \(2\)
- C \(3\)
- D \(4\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \(\left( C \right)\).
Xác định các đường tiệm cận đứng, ngang của đồ thị hàm số.
Khoảng cách từ điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) đến đường thẳng \(ax + by + c = 0\) là \(d = \dfrac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\).
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang là \(y = 1\)
Đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là \(x = 3\)
Giả sử \(M\left( {{x_0};\frac{{{x_0} + 2}}{{{x_0} - 3}}} \right)\)
Từ đề bài ta có phương trình
\(5\left| {{x_0} - 3} \right| = \left| {\dfrac{{{x_0} + 2}}{{{x_0} - 3}} - 1} \right| \Leftrightarrow 5\left| {{x_0} - 3} \right| = \left| {\dfrac{5}{{{x_0} - 3}}} \right| \Leftrightarrow {\left( {{x_0} - 3} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 3 = - 1\\x - 3 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} = 2\\{x_0} = 4\end{array} \right.\)
Vậy ta có hai điểm thỏa mãn đề bài là \(\left( {2; - 4} \right)\)và \(\left( {4;6} \right)\)
Câu hỏi 37 :
Giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số nào dưới đây nằm trên đường thẳng \(d:y = x\)?
- A \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 3}}\)
- B \(y = \frac{{x + 4}}{{x - 1}}\)
- C \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\)
- D \(y = \frac{1}{{x + 3}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Tìm giao điểm các đường tiệm cận của từng đồ thị hàm số ở mỗi đáp án.
- Kiểm tra điểm đó thuộc đường thẳng \(y = x\) và kết luận.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A có giao hai đường tiệm cận là \(\left( { - 3;2} \right) \notin d\)
Đáp án B có giao hai đường tiệm cận là \(\left( {1;1} \right) \in d\)
Đáp án C có giao hai đường tiệm cận là \(\left( { - 2;2} \right) \notin d\)
Đáp án D có giao hai đường tiệm cận là \(\left( { - 3;0} \right) \notin d\)
Câu hỏi 38 :
Tìm các giá trị của tham số m để đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{2x+1}{x+m}\) đi qua điểm \(M\left( 2;3 \right)\)
- A 3
- B -2
- C 2
- D 0
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Đồ thị hàm số có dạng \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) có tiệm cận ngang \(y=\frac{a}{c}\) và tiệm cận đứng \(x=-\frac{d}{c}\)
Lời giải chi tiết:
Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng \(x=-m\,\,\left( d \right),M\in d\Rightarrow 2=-m\Rightarrow m=-2.\)
Chọn B.
Câu hỏi 39 :
Tìm điều kiện của m để đồ thị hàm số \(y=\frac{x}{\sqrt{1-m{{x}^{2}}}}\) có hai tiệm cận ngang.
- A \(m=0\).
- B \(m=1\).
- C \(m>1\).
- D \(m<0\).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa tiệm cận ngang.
Đường thẳng \(y=a\)là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) nếu một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:
\(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a;\,\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=a\).
Lời giải chi tiết:
+) Với \(m>0\) ta có ĐKXĐ: \(1-m{{x}^{2}}>0\Leftrightarrow m{{x}^{2}}<1\Leftrightarrow {{x}^{2}}<\frac{1}{m}\Leftrightarrow -\frac{1}{\sqrt{m}}<x<\frac{1}{\sqrt{m}}\) loại vì theo định nghĩa tiệm cận ngang phải tồn tại giới hạn khi \(x\to \infty \).
+) Với \(m<0\) ta có ĐKXĐ: \(1-m{{x}^{2}}>0\) đúng với \(\forall x\).
Xét \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x}{\sqrt{1-m{{x}^{2}}}}=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x}{x.\sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}}-m}}=\frac{1}{\sqrt{-m}}\) nên \(y=\frac{1}{\sqrt{-m}}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Xét \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x}{\sqrt{1-m{{x}^{2}}}}=\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x}{-x.\sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}}-m}}=\frac{-1}{\sqrt{-m}}\) nên \(y=\frac{-1}{\sqrt{-m}}\)là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Vậy với \(m<0\) đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang \(y=\frac{1}{\sqrt{-m}}\) và \(y=\frac{-1}{\sqrt{-m}}\).
Chọn D.
Câu hỏi 40 :
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{x-2}{{{x}^{2}}-mx+1}\) có đúng 3 đường tiệm cận.
- A \(\left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m > 2\\
m \ne \frac{5}{2}
\end{array} \right.\\
m < - 2
\end{array} \right.\) - B \(\left\{ \begin{array}{l}
m > 2\\
\left[ \begin{array}{l}
m < - 2\\
m \ne - \frac{5}{2}
\end{array} \right.
\end{array} \right.\) - C \(\left[ \begin{align} & m>2 \\ & m<-2 \\\end{align} \right.\)
- D \(-2<m<2\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+) Chứng minh đồ thị hàm số luôn có TCN y = 0 bằng cách tính \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,y\).
+) Đồ thị hàm số có đúng 3 đường tiệm cận khi và chỉ khi có đúng 2 đường TCĐ \(\Leftrightarrow \) phương trình mẫu có hai nghiệm phân biệt khác nghiệm của phương trình tử.
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x-2}{{{x}^{2}}-mx+1}=\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{\frac{1}{x}-\frac{2}{{{x}^{2}}}}{1-\frac{m}{x}+\frac{1}{{{x}^{2}}}}=0\Rightarrow \) Đồ thị hàm số luôn có TCN y = 0 với mọi giá trị của m.
Để đồ thị hàm số có đúng 3 đường tiệm cận thì đồ thị hàm số phải có 2 đường tiệm cận đứng
\(\Leftrightarrow \) phương trình \({{x}^{2}}-mx+1=0\) có hai nghiệm phân biệt khác 2
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\Delta = {m^2} - 4 > 0\\
{2^2} - 2m + 1 \ne 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
m > 2\\
m < - 2
\end{array} \right.\\
m \ne \frac{5}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m > 2\\
m \ne \frac{5}{2}
\end{array} \right.\\
m < - 2
\end{array} \right.\)
Chọn A.
Xem thêm
-
30 bài tập trắc nghiệm đường tiệm cận của đồ thị hàm số mức độ vận dụng, vận dụng cao
Tổng hợp bài tập trắc nghiệm đường tiệm cận của đồ thị hàm số mức độ vận dụng, vận dụng cao có đáp án và lời giải chi tiết
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
-
Nếu bạn đang tò mò không biết crush nào hay người bạn bí mật nào đang theo dõi facebook của bạn âm thầm nhưng không biết cách tìm ra đối tượ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: