Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

  • Thiết kế & Xây dựng
  • Xây dựng nhà phố

Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố 2021 mới nhất

3 January, 2021
Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố
Facebook
Pinterest
Linkedin

Bạn đang dự định xây dựng nhà phố? Để quá trình thi công được thực hiện, bạn phải làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà phố. Và một trong những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ đó chính là bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản vẽ này là như thế nào? Bạn có nằm trong số đó? Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với bạn những thông tin cần thiết và hữu ích về bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố này.

Nội dung chính

  • Khái niệm bản vẽ xin giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà phố bao gồm những gì?
    • Mặt bằng
    • Mặt cắt
    • Mặt đứng
    • Bản đồ họa độ vị trí
    • Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng
    • Khoảng trống
  • Các trường hợp phải xin cấp phép xây dựng?
  • Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hiện nay

Khái niệm bản vẽ xin giấy phép xây dựng

Bản vẽ xin phép xây dựng là gì?

Bản vẽ xin phép xây dựng là loại giấy tờ quan trọng và tất yếu trong quá trình xin phép xây dựng và được định nghĩa như sau:

Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí của công trình dự định thi công xây dựng trên lô đất, chỉ rõ những thông tin cơ bản như diện tích, chiều cao, mặt đứng và mặt cắt, của công trình, cũng như xác định vị trí thi công chính xác giúp UBND xã, huyện hay thị xã, xem xét xem có cấp giấy phép xây dựng hay không.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà phố bao gồm những gì?

Một bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố đầy đủ bao gồm những phần cơ bản sau:

Mặt bằng

Mặt bằng trong bản vẽ xây dựng

Mặt bằng bao gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ diện tích nhà phố bạn muốn xây dựng:

  • Mặt bằng tổng thể: được hiểu là diện tích xây dựng so với diện tích đất tổng thể. Để biết diện tích xây dựng thì bạn cần kiểm tra mật độ xây dựng quy định của nơi bạn sinh sống yêu cầu.
  • Mặt bằng sơ bộ: bao gồm tầng trệt, lửng, các lầu, mái bạn dự định xây dựng.

Mặt cắt

Bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại.

Mặt bằng xây dựng nhà phố thể hiện mặt cắt

Mặt đứng

Là mặt thể hiện mặt tiền của ngôi nhà, cụ thể về hình dáng, kích thước chiều rộng, chiều cao của ngôi nhà (tính cả phần mái).

Mặt đứng trong bản vẽ xin phép xây dựng

Bản đồ họa độ vị trí

Bản đồ họa độ vị trí

Thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh. (Phải đúng chính xác với trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trong trường hợp bạn không có tọa độ trên giấy, bạn phải làm bản đồ hiện trạng cho khu đất của mình.

Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

Khung tên bản vẽ xin phép xây dựng

Gồm 3 phần quan trọng:

  • Tên công ty (có chức năng xin phép): Tên công ty, mã số thuế và thông tin liên hệ của chủ doanh nghiệp
  • Kiến trúc sư thiết kế: Chữ ký và ghi rõ họ tên của người đảm nhiệm thiết kế theo đúng nhu cầu của bạn và quy định của khu vực bạn sinh sống.
  • Chủ nhà: Ký và ghi rõ họ tên đúng với người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khoảng trống

Đây là vị trí mà người đại diện khu bạn sống sẽ phê duyệt, ký tên và đóng dấu bản vẽ của bạn.

Các trường hợp phải xin cấp phép xây dựng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014, tất cả các công trình trước khi tiến hành thi công đều phải có giấy phép xây dựng. Ngoại trừ những trường hợp sau:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

(Nguồn: luatminhkhue.vn)

Mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hiện nay

Một số mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hiện nay:

Mẫu bản vẽ 1
Mẫu bản vẽ 2

Trên đây là những thông tin hữu ích và cần thiết để bước đầu hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn. Việc nắm rõ quy định về mẫu bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố sẽ giúp cho quá trình thi công được diễn ra sớm nhất có thể.

Nguồn: myhoomee.vn

  • TAGS
  • bản vẽ xin phép xây dựng
  • myhoomee
  • xây dựng nhà phố
Duy Tan

Video liên quan

0 nhận xét: