Cách ươm cây chúc

Cây chúc hay còn được biết đến với tên gọi chanh Thái, là một đặc sản của vùng bảy núi An Giang, loại cây này phổ biến ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đặc điểm dễ phân biệt giữa chúc và chanh đó là trái chúc có vỏ xù xì nhiều nếp nhăn, lá chúc có bầu khuyết ở giữa như hình số 8. Lá cũng như trái chúc có mùi hương khá đặc biệt.

Hiện nay, cây chúc không đơn thuần chỉ được bà con dùng như một loại gia vị cho các món ăn thêm hương sắc. Chúng đã được chiết xuất tinh dầu chúc và ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp, nội thất. Do đó, nhiều câu hỏi đặc ra như trồng cây chúc để chiếc xuất tinh dầu có khó không? Hôm nay, tinhdauchucangian.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật trồng loại cây này nhé.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHÚC

Chọn cây giống

Việc chiết cành hay ghép mắt sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn so với việc tạo ra cây chúc giống bằng phương pháp gieo hạt. Tuy nhiên, để cho hiệu quả cao bà con nên chọn cây sạch bệnh, chiều cao cây ghép nên từ 40 - 70cm và chiều cao gốc ghép vào khoảng 20cm. Tuy nhiên cần lưu ý khi lựa chọn giống phải sạch bệnh, cây ghép mắt chiều cao từ 50-70 cm và đường kính bầu ghép từ 10 - 15cm.


Cây chúc giống.

Thời điểm trồng cây chúc

Thời điểm trồng chúc tốt nhất nền vào mùa mưa. Điều này sẽ giúp cây phát triển tốt cũng như đỡ công tưới ban đầu. Đối với miền Bắc nên trồng chúc vào 2 vụ chính vụ Xuân và Thu. Miền Nam và Trung có thể trồng chúc vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

Đất trồng cây chúc

Cây chúc dễ trồng, nhưng để cây phát triển nhanh nên cho đất ở độ pH từ 5.5.- 6.0. Cây chúc thường bị vàng lá nếu điều kiện đất có độ pH trên 7.5

Để bộ rể cây phát triển mạnh, nên cải tạo để đất có độ thoát nước tốt. Điều nầy một phần sẽ thúc đẩy cây tăng tốc độ tăng trưởng thành, lá và trái cho nhiều tinh dầu hơn.


Đất trồng chúc cho hiệu quả cao.

Công thức tối ưu phối trộn đất tính theo trọng lượng

  • Trồng trong chậu: Phân trùn quế, xơ dừa, tro + vỏ trấu, cát

  • Nếu trồng xuống đất vườn: Đào lỗ có đường kính gấp 3 lần đường kính bầu đất của cây, sâu xuống 90% chiều cao bầu đất.

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Cây chúc cần được tưới nước sâu (duy trì lớp đất bề mặt khô, lớp đất bên dưới ẩm nhẹ). Tần suất tưới nước sẽ thay đổi theo độ xốp của lớp đất cũng như kích thước của cây và nhiều yếu tố khác như nhiệt độ môi trường.

Nếu cây chúc giống mới trồng nên được tưới thường xuyên. Khi cây đã được 3 - 4 tháng tuổi có thể tưới đẫm 1 tuần/lần.

Cắt tỉa

Việc cắt tỉa cành đúng cách giúp cây chúc phát triển tốt, cành khỏe, lá nhiều, hạn chế sâu bệnh. Điều này cũng giúp việc chiết xuất tinh dầu lá chúc cho chất lượng tốt nhất.

Nên cắt bớt những cành mọc vượt từ gốc, mọc hướng vào trong hoặc những vị trí khác với hướng bạn định điều ban đầu.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây chúc

Cũng giống như họ nhà chanh, cây chúc nếu trồng quy mô lớn để thu hoạch trái chiết xuất tinh dầu trái chúc sẽ thường gặp phải các loại sâu bệnh như: sâu vẽ bùa, rầy mềm, nhện đỏ hay bệnh ghẻ Khi cây ra lá non là thời điểm các loại sâu bệnh này phá hoại nhiều nhất. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật hay cắt đi những cành lá bệnh và điều cần thiết.


Trái chúc

Hiện nay mô hình trồng cây chúc để chiết xuất tinh dầu từ lá và trái chúc đang được nhân rộng. Nếu không có kinh nghiệm trong việc chọn cây giống, chăm sóc cũng như thu hoặc chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và chăm sóc cây chúc, từ đó chiết xuất tinh dầu từ loại cây này sẽ mang đến hiệu quả hơn.

Video liên quan

0 nhận xét: