Cách chụp ảnh hoàng hôn đẹp bằng điện thoại
- Kiến thức thiên văn
- Quan sát thiên văn
Chụp ảnh thiên văn chỉ bằng smartphone Bạn đã thử chưa?
Chụp ảnh thiên văn chỉ bằng camera điện thoại nghe có vẻ hơi ảo tưởng, nhưng thực sự một số đối tượng bạn hoàn toàn có thể chụp theo cách này. Chúng ta sẽ bắt đầu với một số mục tiêu sáng, sau đó tiến dần lên những mục tiêu thử thách hơn.
Thiết bị này có thể tốt hơn thiết bị khác. Trong đó thiết bị tuyệt vời nhất sẽ cung cấp khả năng điều chỉnh thủ công (manual control) đối vớichức năng phơi sáng, ISO (độ nhạy sáng) và quan trọng nhất là lấy nét (focusing).
Bởi mỗi camera của mỗi loại điện thoại có khả năng riêng, chúng tôi chỉ đưa ra vài thủ thuật giúp bạn vượt qua một số khó khăn mà bạn có thể gặp phải.
BÌNH MINH VÀ HOÀNG HÔN
Thời điểm quanh lúc mặt trời mọc hoặc lặn chính là một mục tiêu tương đối dễ nhằn cho camera của điện thoại và máy tính bảng, bởi vì cả bầu trời và phong cảnh mặt đất bên dưới đủ sáng để camera tự điều chỉnh mà không gặp trở ngại gì lớn.
Lần bình minh hoặc hoàng hôn này có thể tuyệt hơn lần khác, các đám mây thực sự có thể làmnổi bật quang cảnh khi chúng phản chiếu lại ánh mặt trời đỏ rực. Bóng do mây tạo ra chiếu lên khí quyển có thể tạo ra tia hoàng hôn (crepuscular ray), một hiện tượng trông như thể các vệt tối đang lan ra từ Mặt Trời. Hiện tượng này khá ngoạn mục và đáng kinh ngạc. Ta thấy các tia này phát ra từ Mặt Trời chẳng qua là do góc nhìn, chứ chúng thực ra song song với nhau.
Mặt Trời đang mọc hay lặn trông dường như lớn hơn so với khi đang ở cao trên bầu trời, nhưng đây chỉ là ảo ảnh.
Hoàng hôn chụp qua điện thoại. Ảnh: LinhQua camera, Mặt Trời đỏ rực to lớn sẽ thành bé tí tẹo. Smartphone xử lý Mặt Trời sáng chói theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại điện thoại và hãng sản xuất.
Nếu chức năng tự điều chỉnh của camera tạo ra một đốm sáng trắng lớn tại vị trí của Mặt Trời, bạn sẽ chẳng thể làm được gì nữa ở giai đoạn hậu kỳ ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn có một app cho phép bạn kiểm soát thiết lập của camera thì bạn có thể giảm độ nhạy sáng (ISO), phơi sáng (exposure) và khẩu độ (aperture) để hạn chế hiệu ứng này.
Nhiều smartphone có tính năng HDR (High Dynamic Range, tạm dịch Dải tương phản rộng động). Nếu điện thoại bạn có, hãy bật lên và nếu có thể, hãy cài đặt để lưu cả ảnh gốc và ảnh HDR. Về cơ bản HDR tạo ra hình ảnh có một dải tông màu mở rộng để xử lý những phần sáng và phần tối của khung cảnh.
Sau khi chụp ảnh, bạn cần sử dụng một app nhằm giúp hiển thị nhiều chi tiết hơn. Nhưng hãy cẩn thận ở bước này bởi rất dễ đi quá giới hạn và khiến cho bức hình trông thiếu tự nhiên.
Bước tiếp theo
Hãy xem xét đến tiền cảnh. Các vật thể tối màu (do bị ngược sáng), người hay chim chóc thường giúp ảnh chụp mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn sinh động hơn. Tương tự như vậy, mặt nước ở tiền cảnh có thể tạo ra những hiệu ứng tuyệt đẹp, đặc biệt nếu mặt nước đủ phẳng lặng để phản chiếu cảnh Mặt Trời mọc (hoặc lặn).
App hữu dụng
SnapSeed (iOS) / HDR (iOS) / Camera HDR Studio (Android) / HDR Camera (Android)
Bước 1: Cảnh hoàng hôn hoặc bình minh đầy màu sắc sẽ cho ra bạn thành quả tuyệt nhất. Nếu được, hãy chụp cảnh Mặt Trời phía trên đường chân trời nhưng khuất phía sau những đám mây. Căn chỉnh khung hình sao cho đường chân trời nằm ở 1/3 bức ảnh ngang.
Bước 2: Nếu điện thoại của bạn có chế độ HDR, hãy bật lên. Nhiều điện thoại khả dụng HDR cho phép lưu cả ảnh gốc và ảnh đã qua xử lý HDR. Nếu được như vậy thì hãy nhớ tận dụng nhé.
Bước 3: Chỉnh ảnh qua app khiến thành quả của bạn tuyệt hơn nhiều, nhưng chú ý đừng chỉnh quá tay.
HIỆN TƯỢNG KHÍ QUYỂN
Ngước mắt lên bầu trời khi đang đứng trên mặt đất, ta phải nhìn xuyên qua khí quyển của TráiĐất. Ánh sáng mặt trời có thể sinh ra đủ loại hiệu ứng thú vị trong bầu khí quyển, những hiệu ứng này thường đủ sáng để chụp ảnh qua điện thoại.
Thiết lập phơi sáng tự động có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến những hiện tượng khí quyển sáng, nhưng chế độ HDR, nếu máy có sẵn, thường đủ khả năng kiểm soát những vấn đề đó.
Một giải pháp khác là sử dụng app cho phép bạn dùng chế độ thủ công của camera. Các hiện tượng do Mặt Trời tạo ra như vòng cung bao thiên đỉnh (circumzenithal arcs), quầng Mặt Trời và Mặt Trời giả, sẽ là đối tượng nhiếp ảnh tuyệt vời. Những hiện tượng sinh ra từ ánh trăng (như quầng Mặt Trăng) cũng rất tuyệt, nhưng khó chụp hơn vì chúng khá tối.
Cầu vồng chụp qua camera điện thoại. Ảnh: LinhTất nhiên, mỗi loại camera điện thoại có khả năng chụp ảnh ban đêm khác nhau, vì thế sẽ xảy ra tình huống tính năng nào đó không dùng được cho dòng máy này, nhưng hoàn toàn khả dụng với dòng máy khác.
Kết luận ở đây là bạn cần phải thử. Nếu bạn nghĩ các hiện tượng này có vẻ thuộc về khí tượng học hơn là thiên văn, thì bạn có thể lấp khoảng cách giữa hai lĩnh vực này bằng việc chụp mây dạ quang (noctilucent clouds) hiện tượng thường xuất hiện từ cuối tháng Năm chotới đầu tháng Tám tại một số vùng.
Loại mây phát sáng ban đêm này nằm cao hơn mây thông thường bảy lần. Ở độ cao đó, chúng vẫn bắt được ánh sáng mặt trời cho dù Mặt Trời đang nằm ở phía dưới đường chân trời tại nơi bạn quan sát. Điều này giúp chúng tỏa sáng vào ban đêm. Màn trình diễn của mây dạ quang có thể chụp được bằng một số điện thoại. Phơi sáng lâu hoặc dùng app để stack ảnh tỏ ra hữu dụng.
Mây dạ quang có thể thấy được vào ban ngày nhưng bạn nên chụp nó khi bầu trời bắt đầu tối dần vào buổi chiều tối, hoặc trời bắt đầu sáng rõ nếu chụp vào buổi sáng. Lúc này chế độ tự động của camera sẽ có đủ ánh sáng để hoạt động. Bạn hãy nhớ rằng ở đây cần một sự cân bằng: nếu bầu trời quá sáng, mây dạ quang sẽ mờ đi hoàn toàn.
Các bước tiếp theo
Nếu bạn có thể giữ chắc điện thoại, hãy chụp nhiều tấm hình và stack (kỹ thuật chồng ảnh) chúng lại với nhau bằng một phần mềm máy tính như StarStaX. Việc làm này sẽ làm giảm nhiễu (noise) cho ảnh.
Hiện tượng quầng Mặt Trời chụp qua điện thoại Xiaomi Redmi 6 Pro. Nguồn: reddit.com/r/picsApp hữu dụng
Night Modes (iOS) / ProCam (iOS) / Long Exposure Camera 2 (Android) / Night Camera (Android)
Bước 1: Chụp các hiện tượng khí quyển như quầng (halo) hoặc vòng cung (arc) khá phức tạp đối với chế độ tự lấy nét của camera điện thoại. Bạn có thể đưa đường chân trời ở xa vào ảnh, hoặc nếu camera của bạn có thể điều chỉnh lấy nét, hãy sử dụng một app để lấy nét vô cực.
Bước 2: Nếu xuất hiện một màn trình diễn mây dạ quang rực rỡ, hãy dùng một app cho phép bạn điều chỉnh thủ công các thiết đặt trên điện thoại. Đặt phơi sáng trong khoảng 1 đến 10 giây và ISO đạt tới 800. Lấy nét vẫn nên để ở vô cực.
Bước 3: Đặt điện thoại lên một nơi vững chãi hoặc sử dụng chân tripod. Một số điện thoại có thể ấn chụp thông qua nút điều chỉnh âm lượng trên tai nghe. Hãy chụp vài tấm để xem điều gì xuất hiện.
CÁC HÀNH TINH SÁNG
Các hành tinh cực kỳ sáng đối với mắt thường, đặc biệt là Sao Kim.
Cảnh đẹp nhất của Sao Kim diễn ra khi hành tinh này chiếu sáng rực rỡ giữa bầu trời tối. Tuy nhiên, nhìn qua camera điện thoại, thứ bạn thấy được chỉ là một đốm sáng tẻ nhạt.
Có một thủ thuật là hãy chụp sao Kim phía trên đường chân trời sáng. Miễn là đường chân trời này đủ cách xa Kim Tinh, chế độ lấy nét tự động sẽ khóa đường chân trời lại, cho phép bạn chụp được một bức hình Kim Tinh đẹp.
Một số điện thoại có chức năng khóa lấy nét (focus lock). Bạn hãy hướng camera về phía chân trời phía xa và khóa lấy nét vào đó. Hãy đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng để xem điện thoại của bạn có chức năng này không.
Đường chân trời không chỉ đơn thuần tạo nên khung cảnh, mà còn rất hữu dụng trong việc lấy nét. Ảnh: Sky at NightSao Hỏa và Sao Thổ cũng đủ sáng để nhiều camera điện thoại chụp được. Độ sáng của Sao Hỏa không lấy gì làm ấn tượng cho lắm. Nhưng quanh thời kỳ xung đối, nó có thể sáng hơn khá nhiều, thậm chí vượt trội cả Sao Mộc để chiếm lĩnh vị trí hành tinh sáng thứ hai trên bầu trời.
Lại một lần nữa, bạn hãy sử dụng thủ thật đưahành tinh này lên ngay phía trên đường chân trời phía xa lúc còn sáng để lấy nét.
Các bước tiếp theo
Nếu bạn muốn chụp được các hành tinh rõ ràng, chứ không phải chỉ là các chấm sáng, hãy đặt camera điện thoại lên phía trên thị kính của một kính thiên văn.
Đây gọi là kĩ thuật chụp ảnh afocal imaging, cần nhiều thời gian luyện tập và phải chắc tay.
App hữu dụng
Night Cam (iOS) / 645 Pro (iOS) / Camera FV-5 (Android) / Open Camera (Android)
Bước 1: Khi chân trời phía xa đang có vùng sáng dễ nhận, điều này sẽ giúp ích rất nhiều vì bạn có thể lấy đó là mục tiêu lấy nét. Nếu chân trời còn nhiều điều thú vị, hãy đưa thêm vào bức ảnh của bạn.
Bước 2: Các hành tinh sáng có thể xuất hiện trong ảnh nhờ sử dụng tính năng tự động của camera. Nếu không được, hãy dùng một app để lấy nét vô cực, chỉnh ISO từ mức giữa tới cao, và phơi sáng một giây. Hạ thấp ISO nếu hình ảnh nhận được bị noise (nhiễu).
Bước 3: Tránh cho camera rung lắc là một điều quan trọng. Sử dụng nút điều chỉnh âm lượng kết nối với tai nghe để chụp ảnh, nếu như điện thoại của bạn có hỗ trợ.
CÁC CHÒM SAO
Các vì sao là mục tiêu khó nhằn đối với nhiều camera điện thoại bởi vì chúng không đủ độsáng để chụp lại một cách chính xác. Vẫn như mọi khi, lời khuyên cho bạn là cứ thử đi và xem kết quả ra sao. Ở đây, lấy nét là một vấn đề lớn vì chân trời sáng ở hậu cảnh chỉ có tác dụng khi chụp hành tinh, còn trường hợp này chân trời sáng sẽ làm mờ hết các sao.
Chòm sao Bọ Cạp và Cung Thủ chụp qua camera điện thoại. Ảnh: LinhSử dụng app giúp bạn kiểm soát camera, bao gồm cả lấy nét, là một cách hiệu quả miễn là camera điện thoại của bạn có hỗ trợ điều chỉnh lấy nét.
Nếu có hỗ trợ, một số app sẽ cung cấp thanh trượt giúp bạn điều chỉnh khoảng cách lấy nét. Nếu bạn không chắc khoảng lấy nét tốt nhất là ở đâu, hãy thực hành vào ban ngày với đối tượng ở rất xa.
Một khi bạn đã xác định chính xác cách thiết đặt vị trí lấy nét của camera ở vô cực, bạn cần đẩy độ nhạy sáng lên cao nhất.
Đây là lúc nhiều camera sẽ bị loại khỏi cuộc chơi vì chỉ cho phép giá trị ISO và phơi sáng thấp.
Tuy nhiên, đừng nản chí. Giữ điện thoại chắc chắn trong quá trình phơi sáng, ngay cả khi chỉ một giây, là điều cực kỳ quan trọng.
Nếu bạn di chuyển trong khi chụp, ánh sao yếu ớt mà bạn đang cố gắng chụp sẽ dịch khỏi cảm biến của camera và kết quả nhận được sẽ khônghoàn hảo.
Bảy ngôi sao tạo thành mảng sao Bắc Đẩu, thuộc chòm Đại Hùng. Ảnh: LinhCác bước tiếp theo
Chụp ảnh sao bằng camera điện thoại thực sự là một bài kiểm tra khả năng của camera trong điều kiện ánh sáng ít ỏi.
Nếu ảnh bạn chụp không ghi lại được nhiều chi tiết, bạn có thể vượt qua giới hạn này bằng cách xem xét mua một thiết bị thay thể như máy ảnh DSLR.
App hữu dụng
NightCap Pro (iOS) / ProCam (iOS) / Camera FV-5 (Android) / StarTrail Photos Generator (Android)
Bước 1: Bắt đầu với những chòm sao sáng và dễ nhận là một ý tưởng hay. Hãy hướng đến chòm Orion vào mùa đông và Cygnus trong mùa hè. Leo là một mục tiêu khả quan trong mùa xuân, cùng với Auriga và Taurus trong mùa thu.
Bước 2: Đảm bảo rằng điện thoại của bạn được đặt vững chãi. Hãy sử dụng công cụ giúp ấn chụp từ xa hoặc app hẹn giờ chụp. Nếu có thể, hãy dùng một app điều chỉnh thủ công để đặt lấy nét vô cực, ISO cao và phơi sáng trong vòng 1 giây hoặc hơn.
Bước 3: Nếu bức ảnh thành quả trông tối tăm, bạn hãy thử sử dụng một phần mềm hiệu chỉnh ảnh (chẳng hạn Photoshop) để thay đổi tùy chỉnh Levels bằng cách di chuyển thanh trượt đang ở giữa về phía điểm trắng. Việc làm này có thể làm lộ ra những vì sao sáng trong bức hình.
Earthgrazer Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội(HAS)
Dịch từ Sky at Night
Comments
comments
- TAGS
- chụp ảnh thiên văn
- điện thoại
- tweet
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: