Biện pháp xử lý học sinh lười học

Trẻ lớp 6,7,8,9 lười, chán học, phải làm sao???

Rất nhiều ông bố bà mẹ đang đau đầu vì con của mình ngày càng lười học, phải nhắc đến 2, 3 lần con mới ngồi vào bàn học và thường xuyên nhận được phàn nàn từ thầy cô giáo ở trường. Chúng ta phải làm sao trước tình trạng này???

Càng lớn lên trẻ càng có những suy nghĩ cá nhân mà bố mẹ rất khó tác động, nhất là đối với trẻ học lớp 6, 7, 8, 9. Lúc này chúng đã có thể đưa ra những lý luận để cãi lại lời bố mẹ. Và rất nhiều người đã bất lực trước những lý luận đó. Lứa tuổi này chúng ta khó có thể làm bé nghe lời, chăm học bằng những động lực như phần thưởng hay dọa nạt bằng roi vọt. Vậy phải làm sao để trẻ nghe lời, chăm chỉ học, tự chủ động học mà không cần có sự nhắc nhở của bố mẹ? Đó là cả một quá trình rất dài đòi hỏi sự rèn đầu tư công sức của bố mẹ trong việc rèn luyện từng thói quen và thay đổi cách suy nghĩ của con. Những cách làm sau đây hi vọng sẽ giúp được những ông bố bà mẹ đang bất lực trước tình trạng lười học của con.

Xác định nguyên nhân con lười học.

Trước hết bạn phải xác định được nguyên nhân vì sao con mình lười học, từ nguyên nhân mới tìm ra được biện pháp chữa trị hiệu quả nhất cho căn bệnh lười học này! Việc lười học có thể được xếp thành hai loại là lười kinh niên và lười đột phát. Lười kinh niên là do con bạn có bản chất sẵn là rất lười, do cách bố mẹ chiều chuộng hoặc không quản ngay từ cấp 1. Lười đột phát là đột nhiên phát bệnh lười, con trong 1 năm, 1 tháng trở lại đây mới bắt đầu xuất hiện tình trạng lười học. Loại bệnh lười này có thể do:

  • Sự thay đổi về chương trình học nặng hơn khiến con cảm thấy chán nản và lười học.
  • Lịch học dày đặc. học ở trường, học thêm làm con thấy không có thời gian chơi nên bỏ bê tất cả.
  • Sự lớn lên về suy nghĩ khiến con không hiểu học để làm gì, không có động lực, mục tiêu cho việc học.
  • Con mê game, mê thần tượng, mải chơi, theo đuổi một điều gì đó ngoài việc học (nó có thể là thể thao, câu lạc bộ,)
  • Con bị yêu sớm. Điều này rất dễ xảy ra với trẻ lớp 8, 9.
  • Con học kém dẫn đến tự ti, chán nản không muốn học.
  • Bố mẹ đặt quá nhiều kì vọng vào con khiến con bị áp lực gây nên tâm lý chán học.
  • Con sợ học. Có thể là sợ một môn nào đó trong chương trình học.
  • Bố mẹ chiều con, làm tất cả mọi việc cho con dẫn đến con lười từ việc nhà đến việc học.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con lười học đột phát. Bạn cần nói chuyện, tìm hiểu, theo dõi để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng con lười học. Căn cứ vào những nguyên nhân này bạn sẽ tìm được cách để giúp đỡ con làm con hết lười. Hãy nhớ biện pháp ở đây chỉ là giúp đỡ, hỗ trợ chứ không phải là ép buộc, bắt con chăm học.

Những biện pháp giúp con hết lười học.

Tùy thuộc vào nguyên nhân bạn sẽ tìm được những biện pháp khác nhau để con trở nên chăm chỉ trong việc học và tự chủ động hơn. Nhưng với những cách làm sau bạn có thể áp dụng với cả hai nguyên nhân.

1, Cùng đặt ra mục tiêu học tập với con.

Ngay cả chính bạn khi làm một điều gì đó cũng cần có mục tiêu rõ ràng mới hào hứng, hứng thú làm. Vậy thì việc học của con cũng vậy. Bạn cần cùng con xác định những mục tiêu rõ ràng trong việc học của con. Đừng tự lên mục tiêu cho con, hãy cùng con thảo luận. Hãy có một cuộc trò chuyện. Kiểu như: Ba/Mẹ mong rằng kì này con sẽ đạt được học sinh khá, hoặc mong rằng con sẽ đạt điểm trong kì thi tới. Ba mẹ có quyền kì vọng vì ba mẹ đã lo cho con ăn học và là ba mẹ của con. Còn con? Con mong muốn mình sẽ làm được điều gì trong kì thi sắp tới? Nhất định con phải có mục tiêu vì đó là trách nhiệm với bản thân và cuộc sống của con. Sau khi lắng nghe mục tiêu của con hãy dung hòa mục tiêu và kì vọng để đưa ra một mục tiêu phù hợp với năng lực mà con có thể đạt đến.

2, Cân đối thời gian học chơi của con.

Bạn hãy nhìn lại lịch trình học tập của con xem nó có khiến bạn chóng mặt không? Hãy xem con có thời gian cho những thú vui giải trí với lịch trình học như thế không? Cho dù con tự nguyện với lịch trình như thế thì với cương vị là cha mẹ, là một người lớn bạn cần điều chỉnh lại lịch trình sao cho cân đối giữa việc học và vui chơi của con. Hãy dành cho con thời gian để khám phá những điều thú vị quanh cuộc sống, hãy để con rời xa sách vở để giải trí, thư giãn đầu óc và bồi bổ cho tâm hồn của mình. Đừng để ngày dài của con luẩn quẩn trong việc học chính, học thêm, học bồi dưỡng. Như thế việc con trở nên chán học, lười học là một lẽ đương nhiên.

3, Rèn luyện cho bé thói quen tự chăm sóc mình và làm việc nhà.

Đừng bao giờ biến con mình thành một đứa trẻ chỉ biết ăn và học. Bạn hãy rèn luyện cho con thói quen làm việc nhà và chăm sóc mình ngay từ rất sớm. Một đứa trẻ cần biết tự làm những việc mang tính cá nhân như tự giặt quần áo và chăm sóc mình khi bố mẹ vắng mặt. Chúng cần biết chúng có trách nhiệm làm sạch, làm đẹp không gian sống bằng chính sức mình. Trẻ từ lớp 6 đã đủ tuổi để nên biết việc này. Nếu như bạn để cho trẻ chỉ biết ăn, học thì trẻ sẽ không có tinh thần tự lập và dễ nảy sinh tính phụ thuộc, lười biếng cả trong việc học.

4, Quy định thời gian và thời gian dành cho giải trí.

Bạn hãy đặt ra một thỏa thuận với con. Nếu như con mê game, thần tượng, phim, thể thao, chương trình truyền hình, thì hãy đặt ra một thỏa thuận con sẽ được hưởng thụ những điều ấy sau khi đã hoàn thành bài tập hoặc học hết bài trong hôm nay. Đừng bao giờ cấm đoán những sở thích của trẻ nếu nó không phải là tiêu cực. Bạn càng cấm thì trẻ càng nảy sinh tâm lý chống đối. Và nó sẽ rất dễ gây ra tâm lý chán nản lười học nếu như bạn cấm đoán. Thay vì cấm, bạn hãy hướng con đến cách giải trí lành mạnh và tích cực hơn. Ví dụ như chơi những trò game bổ ích, không mang hơi hướng bạo lực, thần tượng một cách lành mạnh bằng cách học hỏi những điều hay, tốt ở thần tượng.

5, Cho con tham gia những hoạt động xã hội.

Hãy để trẻ hiểu rằng bản thân mình đang có một cuộc sống hạnh phúc và sung sướng, và hãy phấn đấu vì điều đó. Cho con tham gia những hoạt động xã hội, những video truyền cảm hứng. Ví dụ bạn có thể đưa con đến thăm những đứa trẻ ở viện huyết học, viện K, đi theo một đoàn công tác xã hội nào đó, để con biết được rằng có nhiều số phận ngoài kia đang chịu những số phận nghiệt ngã hơn mình, và họ vẫn không ngừng cố gắng về điều đó. Còn con? Tại sao được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, với một tâm, trí, thể khỏe mạnh lại không phấn đấu, Qua những hoạt động này trẻ sẽ tự hiểu được nhiều điều. Đừng chỉ dạy một cách giáo điều, dạy bằng những lời răn đe và những câu nói sáo rỗng. Hãy cho trẻ học và trải nghiệm từ thực tế để trẻ hiểu được trách nhiệm của với chính bản thân mình.

6, Hãy tâm sự những điều thầm kín với trẻ.

Bạn hãy kéo ngắn khoảng cách của mình với con bằng cách tâm sự với trẻ về những kỉ niệm, những câu chuyện. Ví dụ như chọn một chiều vàng, nắng trải dài trên khung cửa, hoặc một sáng mưa thu cuối tuần, mưa lấp tráng trên lan can. Khung cảnh dễ khiến con người thổ lộ, tâm sự và bạn nói về những câu chuyện, ví dụ như mối tình đầu, ví dụ như những sai lầm, những câu chuyện về người bạn thân của bạn. Rồi dẫn dắt, dụ dỗ con tâm sự những nỗi niềm của mình. Từ đó bạn sẽ hiểu con hơn và có những lời khuyên hữu ích giúp con vượt qua những cảm xúc khó khăn như thất tình hoặc mâu thuẫn với bạn bè,

Một số cách ứng xử khi con bạn lười, mất tập trung trong học tập trên đây hy vọng sẽ giúp bạn. Đừng chỉ ngồi và than vãn, cũng đừng giải quyết một cách mù quáng, hãy biết mình đang làm gì và mình làm điều đó thì sẽ có lợi ích gì?, Có giúp con dần thay đổi được tính lười học, chán học hay không.

Chúc bạn thành công!

Nếu như bạn đã thực hiện hết những cách này mà vẫn không cải thiện được tình trạng lười học của con, hãy để GALILEO thay thế bạn. Bên cạnh việc nâng cao năng lực học tập, chương trình học của GALILEO còn giúp con bạn nâng cao tinh thần học tập, trở nên chăm chỉ, tập trung, hứng thú hơn với việc học. Hãy đăng ký tư vấn ngay nếu như bạn đang bế tắc!

Video liên quan

0 nhận xét: