Animation Painter là gì
Giúp người xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của bạn hãy đến với bài viết giới thiệu về làm việc với các hiệu ứng, hoạt cảnh
Mục lụcCác hiệu ứng và hoạt cảnh cho các đối tượng trên slide là cách tốt nhất giúp bạn nhấn mạnh vào các thông tin cung cấp trên slide, điều khiển dòng thông tin trong bài thuyết trình và giúp người xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng vào các đối tượng trên từng slide riêng lẻ hoặc thực hiện công việc này trong slide master và các slide layout nhằm tiết kiệm thời gian.
PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng và được chia làm 4 nhóm:
- Hiệu ứng Entrance. Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide hoặc có xu hướng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.
- Hiệu ứng Exit: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có xu hướng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.
- Hiệu ứng Emphasis: Nhấn mạnh nội dung áp dụng hiệu ứng
- Hiệu ứng di chuyển: Hiệu ứng làm các đối tượng di chuyển theo một đường đi qui định trước (Motion Paths).
Bạn có thể tùy ý áp dụng một hay nhiều kiểu hiệu ứng cho một đối tượng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập cho các âm thanh kèm theo hiệu ứng.
Trong chương này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các loại hiệu ứng và các kiểu hoạt cảnh cho Text, hình ảnh, shape, bảng biểu, đồ thị, Smart Art, slide để áp dụng vào bài thuyết trình diễn của mình. Nhìn chung khi áp dụng hiệu ứng, chúng ta cần chú ý các điểm sau:
- Chọn kiểu hiệu ứng: 4 nhóm hiệu ứng đã nêu trên
- Thiếp lập cấp độ mà hiệu ứng sẽ áp dụng lên đối tượng: cả đối tượng hay từng thành phần của đối tượng. Thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng: đổi màu, biến mất,...
- Thiết lập thời điểm, tốc độ và số lần lặp của hiệu ứng: khi nhấp chuột hay là tự thực hiện sau một thời gian qui định, thực hiện hiện hiệu ứng đồng thời hay sau một hiệu ứng khác, tốc độ thực hiện hiệu ứng nhanh hay chậm.
- Thiết lập thứ tự thực hiện hiệu ứng của đối tượng so với các đối tượng khác trên slide
1. Hiệu ứng cho văn bản
Văn bản (Textbox) là đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong bài thuyết trình. Do vậy, Powerpoint xây dựng sẵn rất nhiều kiểu hiệu ứng rất thú vị cho đối tượng này và chúng ta có thể thiết lập hiệu ứng đến từng dòng, từng chữ hoặc từng ký tự trong đoạn văn bản. WordArt thực chất cũng là văn bản nên cách áp dụng hiệu ứng cho đối tượng này hoàn toàn tương tự với Textbox. Do vậy, phần này chỉ minh hoạ áp dụng hiệu ứng trên đối tượng Textbox.
Các cấp độ của văn bản trong Textbox
Bảng 1. Tùy chọn hiệu ứng cho các đoạn văn bản trong Textbox
Nhóm văn bản
Mô tả
As One Object
Cả Textbox thực thi hiệu ứng một lần
All Paragraphs As One
Tất cả các đoạn văn bản (dòng) trong Textbox thực thi hiệu ứng riêng lẻ nhưng diễn ra đồng thời.
By 1st Level Paragraphs
Thực thi hiệu ứng đến các đoạn văn bản thuộc cấp thứ nhất trong Textbox. Các dòng là cấp con của cấp thứ nhất không có hiệu ứng riêng.
By 2nd Level Paragraphs
Thực thi hiệu ứng đến các đoạn văn bản thuộc cấp thứ hai trong Textbox. Các dòng là cấp con của cấp thứ hai không có hiệu ứng riêng.
By 3rd Level Paragraphs
Thực thi hiệu ứng đến các đoạn văn bản thuộc cấp thứ ba trong Textbox. Các dòng là cấp con của cấp thứ ba không có hiệu ứng riêng.
By 4th Level Paragraphs
Thực thi hiệu ứng đến các đoạn văn bản thuộc cấp thứ tư trong Textbox. Các dòng là cấp con của cấp thứ tư không có hiệu ứng riêng.
By 5th Level Paragraphs
Thực thi hiệu ứng đến các đoạn văn bản thuộc cấp thứ năm trong Textbox.
Bảng 2.Tùy chọn hiệu ứng cho các từ trong các dòng văn bản
Dòng văn bản
Mô tả
All at once
Cả dòng thực thi hiệu ứng một lần
By word
Thực thi hiệu ứng đến mỗi từ trong dòng văn bản
By letter
Thực thi hiệu ứng đến mỗi ký tự trong dòng văn bản
Chúng ta sẽ thực hành áp dụng hiệu ứng cho các đoạn văn bản (Textbox) trong slide số 3 Các kiểu hiển thị của bài thuyết trình đã tạo trong phần trước.
Thực hiện:
- Trong chế độ Normal View, bạn chọn hộp văn bản cần áp dụng hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn hộp văn bản bên trái trong slide số 3.
.
Chọn hộp văn bản
- Vào ngăn Animations trên Ribbon, nhóm Animation và nhấp chọn nút More để mở danh mục các hiệu ứng.
Các hiệu ứng dựng sẵn
- Ví dụ, bạn sử dụng hiệu ứng Entrance với kiểu Fly In trong hộp Animation Styles. Khi đó hộp văn bản trên slide xuất hiện thêm số thứ tự là 1 ở đầu mỗi dòng văn bản. Điều này có nghĩa đây là hiệu ứng sẽ được thực thi đầu tiên trên slide và khi thực hiện hiệu ứng thì PowerPoint sẽ cho xuất hiện đồng thời các dòng trong hộp văn bản.
- Bạn chọn nút Effect Options trong nhóm Animation và chọn kiểu Fly In từ danh sách. Bạn có thể rê chuột lên các kiểu hiệu ứng Fly In và xem kết quả thể hiện trên slide trước khi quyết định chọn. Ví dụ, bạn chọn kiểu From Bottom-Left có nghĩa là đoạn văn bản sẽ bay từ góc dưới bên trái lên vị trí của nó được đặt trên slide.
Effect Options
- Nếu thấy các kiểu hiệu ứng không trong hộp Animation Styles còn ít quá, bạn chọn tiếp nút More Entrance Effects... trong hộp này. Khi đó, hộp thoại Change Entrance Effect xuất hiện với hơn 30 kiểu hiệu ứng cho bạn lựa chọn.
- Tích chọn vào hộp Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide.
- Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK. Ví dụ, bạn chọn lại kiểu Flip
Thay đổi kiểu hiệu ứng
Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho văn bản
Để thiết lập các thông số hiệu ứng nâng cao cho hộp văn bản. Bạn vào nhóm Advanced Animation và chọn nút Animation Pane. Khung Animation Pane xuất hiện bên phải trong cửa sổ soạn thảo Normal View.
Thực hiện:
- Chọn lại hộp văn bản bên trái trong slide số 3. Khi đó trong ngăn Animation Pane, hiệu ứng đã thiết lập cho đối tương tương ứng trên slide cũng được chọn.
- Nhấp chuột vào nút ( ) bên phải tên của đối tượng đang chọn để mở danh sách lệnh. Bạn hãy chọn lệnh Effect Options... hộp thoại tùy chọn cho hiệu ứng Fly In xuất hiện.
Tùy chọn cho hiệu ứng Fly In
- Tại ngăn Effect:
- Nhóm Settings:
- Direction: thiết lập hướng bay như trong tùy chọn Effect Options đã thực hiện ở phần trên.
- Smooth start: hiệu ứng thực hiện chậm lúc đầu
- Smooth end: hiệu ứng thực hiện chậm lúc cuối
- Bounce end: hiệu ứng rung lắc của đối tượng lúc cuối. Ví dụ bạn thiết lập Bouce end là 0.5 giây (0.5 sec).
- Nhóm Enhancements:
- Sound: qui định có âm thanh hay không khi thực hiện hiệu ứng và điều chỉnh âm lượng tại biểu tượng hình loa bên cạnh. Ví dụ, bạn chọn kiểu âm thanh là Camera.
- After animation: thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn More Colors... và chọn màu xanh lá cây. Nghĩa là, đoạn văn bản sẽ đổi sang màu xanh sau khi thực hiện ứng.
- Animate text: thiết lập phạm vi ảnh hưởng của hiệu ứng đến cả dòng (All at once), từng từ (By word) hoặc từng ký tự (By letter) trong câu kèm theo thời gian chờ. Số phần trăm càng cao thì khoảng thời gian chờ càng lâu. Ví dụ, bạn chọn kiểu By Word và thời gian chờ là 10% giữa các từ.
- Nhóm Settings:
Thiết lập tùy chọn cho ngăn Effect
- Tại ngăn Timing:
- Start: sự kiện thực hiện hiệu ứng như là chờ nhấp chuột (On Click), hiệu ứng sẽ diễn ra đồng thời với hiệu ứng trước đó (With Previouse) hay là hiệu ứng sẽ diễn ra sau một hiệu ứng nào đó (After Previous). Ví dụ bạn chọn kiểu After Previous. Lưu ý, mặc dù ta chọn là After Previous nhưng khi bạn nhấp chuột thì hiệu ứng vẫn sẽ thực thi dù chưa đến thời điểm vì hiệu lệnh nhấp chuột được mặc định ưu tiên hơn.
- Delay: thiết lập thời gian chờ trước khi hiệu ứng bắt đầu thực thi. Ví dụ, bạn thiết lập thời gian chờ là 2 giây.
- Duration: thiết lập thời gian hay tốc độ thực hiện hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn tốc độ thực hiện là 2 giây (2 seconds (Medium)).
- Repeat: thiết lập số lần thực thi lặp lại của hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn None để cho hiệu ứng chỉ thực hiện một lần.
- Tích chọn Rewind when done playing nếu muốn đối tượng bị trả về nơi xuất phát sau khi thực thi hiệu ứng.
- Triggers: giữ mặc định không tùy chỉnh, chúng ta sẽ thảo luận về Trigger trong phần sau.
- Tại ngăn Text Animation:
- Group text: thiết lập cấp độ văn bản trong hộp Textbox được áp dụng hiệu ứng. Văn bản trong Textbox bên trái có 2 cấp và ta muốn áp dụng hiệu ứng cho mỗi dòng trong văn bản đó. Do vậy, bạn chọn Group text là By 2nd Level Paragraphs.
- Automatically after: thiết lập thời gian chờ trước khi thực hiện hiệu ứng, đây chính là Delay bên ngăn Timing.
- Animate attached shape: chỉ xuất hiện khi bạn định dạng shape cho hộp văn vản. Và nếu tích chọn tùy chọn này thì shape sẽ thực thi hiệu ứng trước, sau đó mới đến các hiệu ứng của văn bản chứa trong shape.
- In reverse order: các hiệu ứng sẽ thực thi theo trình tự ngược lại, văn bản có nhiều dòng thì sẽ thực thi hiệu ứng cho dòng cuối trước, dòng đầu sẽ thực thi hiệu ứng sau cùng.
Thiết lập tùy chọn ngăn Text Animation
- Nhấn nút OK sau khi thiết lập các thông số.
- Nếu các hiệu ứng là đơn giản thì chúng ta có thể thiết lập nhanh các thông số về hiệu lệnh thực thi hiệu ứng, thời gian thực thi và thời gian chờ trước khi thực thi hiệu ứng. Nếu trên slide có nhiều đối tượng áp dụng hiệu ứng là dùng các nút Move Earlier (đưa lên thực thi trước) hoặc Move Later (đưa xuống thực thi sau) để sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng của các đối tượng trên slide.
Thiếp lập nhanh các tùy chọn
- Nhấn nút Play trong khung Animation Pane hoặc nhấn nút Preview trong ngăn Animations của Ribbon để xem trước kết quả áp dụng hiệu ứng trên slide.
Bảng 3. Tùy chọn hành động sau khi thực thi hiệu ứng
Hành động
Mô tả
Màu
More Colors
Thay đổi đối tượng (văn bản, shape) sang màu lựa chọn sau khi thực thi hiệu ứng.
Dont Dim
Không có hành động gì thêm sau khi thực thi hiệu ứng.
Hide After Animation
Ẩn đối tượng sau khi thực thi hiệu ứng.
Hide on Next Mouse Click
Ẩn đối tượng sau khi nhấp chuột.
2. Sao chép hiệu ứng
Tính năng sao chép hiệu ứng (Animation Painter) giữa các đối tượng mới được bổ sung vào PowerPoint 2010. Nhờ tính năng này, thời gian thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trong bài thuyết trình được rút ngắn rất nhiều. Chúng ta sẽ thực hành việc sao chép hiệu ứng từ hộp văn bản bên trái của slide 3 sang hộp văn bản bên phải.
Thực hiện:
- Chọn hộp văn bản bên trái trong slide số 3.
- Vào ngăn Animations, nhóm Advanced Animation chọn lệnh Add Animation
- Để sao chép hiệu ứng cho nhiều đối tượng cùng lúc, bạn làm như sau:
- Trước tiên, bạn phải tắt tính năng AutoPreview tại tùy chọn bên dưới nút Preview, trong ngăn Animations.
- Tiếp theo, phải nhấp nút Animation Painter hai lần khi thực hiện lệnh sao chép hiệu ứng.
- Sau đó, lần lượt nhấp chuột lên các đối tượng cần được áp dụng hiệu ứng.
Thứ tự thực hiện hiệu ứng trên slide:
Thứ tự thực hiện hiệu ứng trên slide của các đối tượng căn cứ vào vị trí của nó trong khung Animation Pane. Đối tượng nằm trên sẽ thực thi trước đối tượng nằm dưới.
3. Sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng cho
Khung Animation Pane bên phải cửa sổ Normal View liệt kê danh mục các hiệu ứng đã thiết lập cho các đối tượng trên slide. Những hiệu ứng nằm trên cùng có độ ưu tiên cao hơn và sẽ được thực thi trước, sau đó mới đến các hiệu ứng bên dưới. Do vậy, bạn cần phải sắp xếp thứ tự cho các hiệu ứng trên slide theo ý đồ trình bày của mình khi thuyết trình.
Khung Animation Pane
Thực hiện:
- Chọn slide có nhiều đối tượng được đã thiết lập hiệu ứng. Ví dụ, bạn chọn slide số 3.
- Vào ngăn Animations, nhóm Advanced Animation chọn lệnh Animation Pane để mở hộp Animation Pane.
- Để sắp xếp thứ tự thực thi hiệu ứng cho một đối tượng thì chọn hiệu ứng của đối tượng đó trong khung Animation Pane và nhấp nút mũi tên hướng lên để tăng độ ưu tiên hoặc nhấp mũi tên hướng xuống để giảm độ ưu tiên khi thực thi.
- Để kiểm tra lại kết quả của việc sắp xếp, bạn nhấp vào nút Play để xem trước sự thực thi hiệu ứng của các đối tượng trên slide.
4.Hiệu ứng cho hình ảnh, shape
Cách áp dụng hiệu ứng cho hình ảnh, clipart hay shape là giống nhau, phần này chúng ta sẽ thực hành áp dụng hiệu ứng cho các hình ở slide 4.
Áp dụng hiệu ứng
Thực hiện:
- Chọn hình con bướm bên trái trong slide số 4.
- Vào ngăn Animations, nhóm Animation và chọn một hiệu ứng từ Animation Style. Ví dụ, bạn chọn kiểu Spin từ nhóm Emphasis. Nhấp chuột vào nút Effect Options để tùy chọn thêm cho hiệu ứng vừa chọn nếu cần.
- Nếu thấy có ít hiệu ứng lựa chọn thì nhấp vào nút More Emphasis Effects... để mở hộp thoại Change Emphasis Effect. Danh mục hơn 20 hiệu ứng xuất hiện.
- Tích chọn vào hộp Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide.
- Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK. Ví dụ, bạn không thay đổi kiểu.
Hộp thoại Change Emphasis Effect
Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho hình ảnh
Một cách khác để truy cập hộp thoại tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho đối tượng trên slide bằng cách chọn đối tượng đã áp dụng hiệu ứng và nhấp vào nút Show Additional Effects Options tại nhóm Animation trong ngăn Animations.
Truy cập nhanh hộp thoại
Thực hiện:
- Chọn hình con bướm bên trái trong slide số 4.
- Nhấp vào nút Show Additional Effects Options tại nhóm Animation trong ngăn Animations. Hộp thoại tùy chọn nâng cao cho hiệu ứng đã chọn xuất hiện.
- Tại ngăn Effect:
- Nhóm Settings: Không thay đổi trong phần
- Nhóm Enhancements:
- Sound: chọn kiểu âm thanh Chime từ danh sách, tùy chỉnh âm lượng tại nút biểu tượng hình loa kế bên. Chọn No sound sẽ không có âm thanh kèm theo hiệu ứng.
- After animation: Ví dụ, bạn chọn tùy chọn này.
- Tại ngăn Timing: tương tự như việc thiết lập thời gian cho đối tượng văn bản. Ví dụ bạn chọn sự kiện xảy ra hiệu ứng là After Previous tại hộp Start, thời gian chờ là 2 giây tại Delay, tốc độ thực thi là 1 giây và không chọn lặp lại.
- Nhấn nút OK sau khi hoàn tất.
- Sao chép hiệu ứng cho hình con bướm bên phải trên slide.
Hiệu ứng di chuyển đối tượng theo đường đi dựng sẵn
Để minh họa cho việc áp dụng hiệu ứng di chuyển các đối tượng trên slide theo đường đi định sẵn, chúng ta hãy chèn thêm một hình ảnh vui vào slide số 5 trong bài thuyết trình và áp dụng hiệu ứng Motion Path hình này.
Thực hiện:
- Chọn slide số 5 trong bài thuyết trình, vào ngăn Insert, nhóm Images và chọn lệnh Picture. Bạn tìm đến thư mục chứa hình và chèn một hình vào. Ví dụ, bạn chọn hình dino.gif và nhấn nút Insert. Đây là một hình động đang bước đi nên khi kết hợp với Motion Path sẽ cho cảm giác như là chú khủng long đang chạy.
Chèn hình vào slide
- Bây giờ chúng ta sẽ thiết lập hiệu ứng Motion Path cho chú khủng long con di chuyển ngang qua slide. Bạn hãy di chuyển hình ra phía góc dưới bên phải ở ngoài phạm vi của slide.
Dời hình ra ngoài slide
- Chọn hình chú khủng long và vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn Animation Styles và chọn Custom Path
Chọn kiểu đường di chuyển
- Vẽ một đường gấp khúc nhẹ từ vị trí của hình chú khủng long ngang qua phần dưới của slide như hình sau.
Vẽ đường di chuyển gấp khúc
- Bạn chọn nút Preview trên Ribbon sẽ thấy được hiệu ứng thực thi. Tuy nhiên tốc độ di chuyển quá nhanh, bạn hãy chọn lại hình chú khủng long và vào nhóm Timing trên ngăn Animations để thiết lập lại tổng thời gian thực thi hiệu ứng tại hộp Duration là 6 giây và chọn tùy chọn After Previous tại hộp Start.
Thiết lập lại thời gian thực thi hiệu ứng
- Để thú vị hơn, bạn hãy chọn tiếp nút Show Additional Effect Options để mở hộp thoại tùy chọn hiệu ứng nâng cao. Bạn vào ngăn Timing, đến hộp Repeat và chọn Until End of Slide để cho hành động di chuyển của chú khủng loang sẽ được lặp lại đến khi chuyển sang slide khác.
5. Hiệu ứng cho SmartArt
PowerPoint cho phép chúng ta áp dụng hiệu ứng cho SmartArt và các thành phần trong SmartArt như Text, Shape, hình ảnh....
Hiệu ứng cho các thành phần trong SmartArt
Hiệu ứng
Mô tả
As one object
Hiệu ứng sẽ áp dụng lên cả SmartArt như là một hình ảnh.
All at once
Tất cả shape trong SmartArt sẽ được thực thi hiệu ứng đồng thời. Điểm khác nhau của hiệu ứng cho SmartArt kiểu As one object và All at once là khi xoay hình chẳng hạn thì kiểu As one object sẽ xoay cả SmartArt còn kiểu All at one thì các shape trong SmartArt sẽ đồng loạt xoay.
One by one
Mội shape trong SmartArt sẽ lần lượt thực thi hiệu ứng
By branch one by one
Tất cả các shape cùng một nhánh sẽ thực thi hiệu ứng đồng thời. Kiểu hiệu ứng này thường áp dụng trong SmartArt kiểu sơ đồ tổ chức (organization chart) hoặc sơ đồ cây (hierarchy).
By level at once
Tất cả shape cùng cấp sẽ thực thi hiệu ứng đồng thời.
Áp dụng hiệu ứng cho SmartArt kiểu danh sách
Thực hiện:
- Chọn SmartArt dạng danh sách trên slide số 2
- Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn More để mở hộp Animation Styles, chọn lệnh More Entrance Effects... hộp thoại Change Entrance Effect xuất hiện
- Bạn chọn kiểu Pinwheel tại nhóm Exciting và nhấn nút OK.
- Chọn Effect Options và chọn kiểu One by One. Tùy chọn thêm thời gian cho hiệu ứng tại nhóm Timing: Start chọn After Previous, Duration là 2 giây và Delay là 0.5 giây.
Áp dụng hiệu ứng cho SmartArt kiểu Picture
Thực hiện:
- Chọn SmartArt dạng danh sách trên slide số 7
- Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn kiểu Zoom tại Animation Styles.
- Vào Effect Options chọn One by One
Chọn kiểu hiệu ứng One by One
- Vào nhóm Timing, chọn lại After Previous tại hộp Start, chọn 5 giây tại hộp Duration và chọn 0.5 giây tại hộp Delay.
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: