Vốn có nghĩa là gì
Vốn doanh nghiệp là gì?
15/02/2021- 1. Vốn là gì?
- 2. Các loại vốn trong doanh nghiệp
- 3. Điểm hòa vốn trong doanh nghiệp
- 4. Các quy định về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn kinh doanh và cách sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất.
Vốn là gì
Vậy vốn là gì? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp như thế nào? Có các loại vốn nào trong doanh nghiệp hiện nay? Có những quy định nào về vốn trong doanh nghiệp? Cùng Tân Thành Thịnh tháo gỡ những thắc mắc trên tại bài viết dưới đây nhé.
1. Vốn là gì?
Vốn là gì? Để một doanh nghiệp thành lập và vận hành thì cần bao nhiêu vốn để đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp như thế nào? Nếu doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn thì có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh và phát triển.
Thực tế, đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào, đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào dù đang hoạt động hay mới thành lập thì vốn có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1 Khái niệm về vốn ?
Có nhiều khái niệm về vốn Ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có những định nghĩa cũng như cách nhìn khác nhau về vốn, tuy nhiên hiểu đơn giản nhất là: Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn được biểu hiện bằng các tài sản như là: tiền mặt, các tài sản, quyền tài sản có giá trị thành tiền... Vốn thể hiện được tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, để một doanh nghiệp vận hành và phát triển thì không thể thiếu VỐN.
1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Vốn có vai trò hàng đầu trong mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
- Vốn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
- Bên cạnh đó vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.
- Vốn là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
- Vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Với những vai trò trên cho ta thấy vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng sử dụng vốn như thế nào cũng quan trọng không kém bởi nếu bạn sử dụng thông minh, phát huy được hết những tiềm lực và vai trò của chúng thì chắc chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có sự khác biệt và tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định.
Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và những ưu nhược điểm hay lợi thế cạnh tranh khác nhau mà lựa chọn phương thức sử dụng vốn hiệu quả, mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
2. Các loại vốn trong doanh nghiệp
Các loại vốn cơ bản trong doanh nghiệp hiện nay, có rất nhiều loại vốn trong thành lập và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi loại vốn có vai trò và những lợi ích khác nhau.
2.1 Vốn điều lệ là gì?
Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty.
Vốn điều lệcủa doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.
a) 5 loại tài sản dùng để góp vốn điều lệ gồm:
- Tiền Việt Nam.
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng.
- Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.
b) Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- Vốn điều lệ là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
- Đây là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.
2.2 Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là Owners Equity. Đây là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông sau khi lấy tổng tài sản trư đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Như vậy, vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ.
a) Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:
- Vốn cổ đông (hay vốn đầu tư ban đầu)
- Thặng dư vốn cổ đông (khoảng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành)
- Lãi chưa phân phối.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Quỹ đầu tư phát triển.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
b) Các nguồn vốn chủ sở hữu tại Việt Nam
Với các loại hình, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là nhà nước.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
- Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
2.3 Vốn cố định là gì?
Vốn cố định là giá trị của tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng phụ vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục, kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Tài sản cố định của doanh nghiệp
Các loại tài sản được xếp loại vào vốn cố định của doanh nghiệp phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Thời gian sử dụng tối thiểu: Từ một năm trở lên
- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)
b) Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Để giúp bạn dễ nhận biết nhất có thể phân tài sản cố định doanh nghiệp thành 2 loại là: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
>> Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
- Các TSCĐ hữu hình khác.
>> Tài sản cố định vô hình gồm:
Những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh như là:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại
- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu, thương hiệu
Ngoài ra bạn cũng có thể phân theo loại tài sản cố định đang dùng hoặc chưa dùng hoặc chờ thanh lý. Và cũng có thể phân loại dựa theo công dụng, mục đích sử dụng
2.4 Vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tưlà tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời hay còn được gọi là số tiền nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư sinh lợi nhuận.
Vốn đầu tư thường gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
Vốn đầu tư trên thị trường bao gồm 3 loại: vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.
a) Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính:
- Nguồn vốn trong nước.
- Nguồn vốn nước ngoài.
b) Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp không?
Bản chất 2 nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Vốn đầu tư bao gồm cả vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.
2.5 Vốn tự có là gì?
Vốn tự có hay còn gọi là Equity bank hoặc Owner's equity bank. Đây là thuật ngữ chỉ sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng với mục đích thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quĩ dự trữ. Loại vốn này được sử dụng để hoạt động kinh doanh theo luật định của nhà nước. Trong tổng nguồn vốn thì vốn tự có chiếm tỷ trọng khá ít nhưng có vai trò vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có của ngân hàng.
a) Các loại vốn tự có của ngân hàng
- Vốn điều lệ.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định.
- Các loại vốn khác: thẳng dư phát hành cố phiếu hoặc lợi nhuận.
b) Đặc điểm vốn tự có là gì?
- Đây là nguồn vốn ổn định.
- Nguồn vốn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong việc bảo chứng, sự uy tín của một ngân hàng và là cơ sở hình thành các nguồn vốn khác.
- Thể hiện được quy mô của ngân hàng.
2.6 Vốn lưu động ròng là gì?
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên của chủ sở hữu (hoặc nợ dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng thời gian dài hơn một năm) với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Trong đó:
- Tài sản cố định là các loại tài sản có giá trị phụ vụ cho hoạt động sản xuất với chu kỳ dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được dùng vào kinhd doanh của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận. Đây là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại, nhằm đem lại lợi ích về lâu dài.
Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX (TSCD + TSDH)
Trong đó:
- VLDR: Vốn lưu động ròng
- NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
- TSCD: Tài sản cố định
- TSDH: Tài sản dài hạn
2.7 Vốn tích lũy là gì?
Vốn tích lũy là nguồn vốn lợi không chia mà được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn tích lũy hay còn được gọi là nguồn vốn lợi nhuận không chia hoặc nguồn vốn tích lũy không chia.
a) Đặc điểm của nguồn vốn tích lũy
Dù là mô hình doanh nghiệp nào cũng cần nguồn vốn tích lũy. Vốn tích lũy là tiền đề cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vốn tích lũy còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong vốn đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên.
Vốn tích lũy còn ảnh hưởng trực tiếp tới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, máy móc, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tích lũy càng nhiều, các máy móc, thiết bị sẽ được trang bị đầy đủ, hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. Mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
b) Ưu điểm của vốn tích lũy
- Chi phí huy động vốn thấp. Chi phí cơ hội thấp, do đó an toàn hơn cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư.
- Nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên các chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định đến việc sử dụng như thế nào mà không gặp khó khăn hay cản trở nào.
c) Nhược điểm của vốn tích lũy
Nếu cứ sử dụng và ngày càng gia tăng nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ gặp các nhược điểm sau:
- Làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại và các hoạt động của doanh nghiệp
- Giảm tỷ suất sinh lợi vốn có của doanh nghiệp, dẫn tới việc ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của cổ đông, chủ đầu tư
Với vai trò quan trọng của nguồn vốn tích lũy thì tùy vào tình hình hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp mà sử dụng sao cho phù hợp để giúp doanh nghiệp tăng trưởng cũng như đạt những hiệu quả cao trong kinh doanh và sản xuất.
2.8 Vốn vay
Vốn vay là khoản tiền được vay và thường được sử dụng để đầu tư hoặc mua sắm tiêu dùng. Đây là vốn khác với vốn chủ sở hữu. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất hết tiền do đầu tư kinh doanh không hiệu quả
Doanh nghiệp cần vốn để hoạt động. Vốn là tài sản được sử dụng để tạo ra nhiều tài sản hơn. Đối với các doanh nghiệp, vốn bao gồm tài sản, nhà máy, hàng tồn kho, tiền mặt, Các doanh nghiệp có hai lựa chọn để có được vốn vay: tài trợ bằng nợ và tài trợ vốn chủ sở hữu.
a) Ưu điểm của vốn vay
- Chi phí sử dụng vốn vay là tiền lãi vay mà doanh nghiệp phải trả định kì cho chủ nợ. Lãi suất cố định được thỏa thuận trong hợp đồng giúp cho doanh nghiệp có được kế hoạch tài chính ổn định.
- Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, làm tăng giá trị của doanh nghiệp (lá chắn thuế).
- Chủ nợ chỉ có quyền nhận lãi định kỳ và vốn khi đến hạn nhưng không có quyền tham gia kiểm soát công ty.
- Chủ nợ của doanh nghiệp không được hưởng khoản chia lợi nhuận của công ty. Điều họ mong đợi chính là doanh nghiệp sẽ thanh toán khoản vay đúng hạn. Do vậy, doanh nghiêp cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định.
b) Nhược điểm vốn vay
- Vốn vay làm tăng hệ số nợ, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong tương lai bị giới hạn.
- Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm về các khoản nợ. Phần lớn các tổ chức tài chính yêu cầu chủ doanh nghiệp phải thế chấp tài sản doanh nghiệp hoặc tài sản riêng cho các khoản vay cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản vay cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản vay coi như chủ doanh nghiệp mất toàn bộ tài sản riêng đã thế chấp.
- Doanh nghiệp huy động vốn vay càng nhiều thì càng làm tăng gánh nặng tài chính - gánh nặng trả lãi và trả gốc khi đến hạn.
- Nếu doanh nghiệp không thanh toán khoản vay, khoản nợ của thẻ tín dụng đúng hạn, mức tín nhiệm của doang nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó khiến doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn trong tương lai hoặc có thể không được phép vay vốn.
>> Các bạn xem thêmhồ sơ vay vốn ngân hàng
3. Điểm hòa vốn trong doanh nghiệp
Điểm hòa vốn là gì?Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Trong kinh doanh, khi doanh nghiệp đang ở điểm hòa vốn có nghĩa là không có lãi và đồng thời cũng không bị lỗ.
a) Vai trò của điểm hòa vốn trong doanh nghiệp
- Điểm hòa vốn là phương pháp kiểm tra biên độ an toàn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
- Xác định được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.
- Phân tích được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp tự tin trong việc lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh. Thiết lập mức giá hợp lí.
- Ngoài ra, việc xác định được điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết được số vốn tối thiểu cần thiết cho từng hoạt động kinh doanh là bao nhiêu giúp giảm thiểu mọi rủi ro và tổn thất trong kinh doanh.
b) Công thức xác định điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn = chi phí cố định / (giá bán - chi phí biến đổi)
Trong đó:
- Chi phí cố định là tổng chi phí cố định góp phần tạo nên sản phẩm bạn đang bán.
- Giá bán là giá sản phẩm đang bán ra thị trường
- Chi phí biến đổi là chi phí phát sinh trong xuyên suốt kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm.
Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm khi chi phí cố định được thu hồi. Nó chỉ xảy ra khi ta có cái gọi là lãi trên Số dư đảm phí, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định chia cho lãi trên số dư đảm phí bạn sẽ có điểm hòa vốn.
>> Các bạn xem thêmđịnh mức chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Các quy định về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản
Vốn đóng một vai trò rất quan trọng và cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Vậy có các quy định nào về vốn trong doanh nghiệp không? Sau đây là các quy định cụ thể về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp.
4.1 Tài sản góp vốn của doanh nghiệp
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Tài sản góp vốn bao gồm 2 loại sau:
a) Các loại tài sản hữu hình được góp vốn
Các loại tài sản hữu hình gồm:
- Đồng Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ
- Công nghệ kỹ thuật
- Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
b) Tài sản quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn
Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ gồm:
- Quyền tác giả.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Quyền sở hữu công nghiệp.
- Quyền đối với giống cây trồng.
- Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo luật quy định: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
4.2 Quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản
Quy định đối với Thành viên Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và cổ đông Công ty Cổ phần:
Đối với tài sản có đăng ký Quyền sở hữu/ giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó/ Quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
Đối với tài sản không đăng ký Quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng Biên bản.
>>Nội dung của Biên Bản Giao Nhận
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập/ ĐK của người góp vốn.
- Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn.
- Tổng giá trị TSGV và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong Vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Ngày giao nhận.
- Chữ ký của người góp vốn/ đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người ĐDTPL của công ty.
Đối với việc cổ phần/ phần vốn góp vào doanh nghiệp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng: Theo quy định sẽ được coi là thanh toán xong khi Quyền sở hữu hợp pháp đối với TSGV đã chuyển sang doanh nghiệp.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN theo quy định sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Các thủ tục về vốn luôn là những yếu tố quan trọng của tất cả các doanh nghiệp khi thành lập và phát triển kinh doanh. Trong đó gồm có vốn điều lệ và vốn pháp định.
Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh vấn đề về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ gì về những vấn đề liên quan đến tư vấn vốn, dòng tiền, thành lập doanh nghiệp, sổ sách kế toán, thuế.
>> Các bạn xem thêmthành lập công ty cần bao nhiêu vốn
Hãy liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm hoạt động trong lĩnh vựctư vấn doanh nghiệp,chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
Email:
Đăng ký
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: