Sight translation là gì
Chương 1. CÁC CẤP ĐỘ VÀ LOẠI HÌNH DỊCH
Levels and types Of interpreting
Khi chúng ta nói phiên dịch là một nghề (a craft) thì lẽ tất nhiên nó có tiêu chí của một nghề và người làm nghề ấy cũng phải đạt được những tiêu chí nhất định.
A. Các cấp độ phiên dịch (Levels at which interpreters are accredited)
Để hiểu rõ hơn những đòi hỏi đối với người làm nghề phiên dịch, chúng ta hãy cùng nghiên cứu các trình độ kiểm định của tổ chức phiên dịch quốc tế NAATI.
* Mục tiêu chính của NAATI là thiết lập những chuẩn mực cho biên dịch và phiên dịch, phát triển phương tiện kiểm định biên phiên dịch ở các cấp khác nhau, phát triển và thực hiện một hệ thống quốc gia về đăng ký và cấp giấy phép cho họ.
* The major objectives of NAATI are to establish professional standards for interpreters and translators, to develop the means by which interpreters and translators can be accredited at various levels, and to develop and implement a national system of registration and licensing.
(NAATI Test Information: 1)
Theo tài liệu này, hệ thống kiểm định phiên biên dịch chia làm năm cấp độ:
Cấp độ 1: Ở cấp độ này người được kiểm định chưa được coi là phiên dịch mà chỉ là ''người hỗ trợ về ngôn ngữ'' (language aide). Đạt trình độ này là những người có khả năng sử dụng ngôn ngữ đủ để đáp ứng những mục đích giao tiếp bình thường.
Cấp độ 2: Dành cho những người có năng lực sử dụng ngôn ngữ thứ hai cho nhiệm vụ chủ yếu của người phiên dịch. Người đạt cấp độ này được gọi tên là para-professional interpreter (phiên dịch bán chuyên nghiệp)
Cấp độ 3: Là trình độ nghiệp vụ đầu tiên đáp ứng nhu cầu phiên dịch. Có thể chuyên sâu hơn về một (số) lĩnh vực nào đó. Người đạt cấp độ này được gọi tên là interpreter (phiên dịch)
Cấp độ 4: Là trình, độ nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp cao. Những phiên dịch đạt trình độ bốn là những người có khả năng dịch cả hai loại hình, dịch đuổi và dịch song song cho các cuộc họp, hội thảọ, hội nghị về kinh tế, khoa học và chính trị quốc tế. Phiên dịch cấp độ 4 phải có khả năng hoạt động với một độ nhuần nhuyễn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Người đạt cấp độ này được gọi tên là conference interpreter (phiên dịch hội nghị; ở Việt Nam thường gọi là phiên dịch ca-bin).
Cấp độ 5: Là những phiên dịch ở trình độ cao của hệ thông kiểm định NAATI. Những phiên dịch ở loại này phải thể hiện được tính nghiệp vụ chuyên nghiệp cao, có kinh nghiệm đa dạng và thể hiện năng lực dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, phải có khả năng giám sát và tổ chức thực hiện công việc dịch thuật cho một đội phiên dịch. Người đạt cấp độ này được gọi tên là senior conference interpreter (chuyên viên phiên dịch hội nghị).
Nói tóm lại, người đạt cấp độ 1 mới chỉ là người có khả năng sử dụng ngôn ngữ để hỗ trợ người khác trong giao tiếp, còn từ cấp độ 2 trở lên mới được coi là cấp độ mang tính nghề nghiệp. Sự khác nhau cơ bản giữa cấp độ 1, 2 và cấp độ 3, 4, 5 là sự khác nhau về kỹ năng dịch, cấp độ 1, 2 chưa mang tính chuyên nghiệp về địch thuật, mà chủ yếu vẫn chỉ là những người có khả năng sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ trở lên, đôi khi sử dụng vào những công việc dịch thông thường.
Một người phiên dịch trước khi ra làm việc cần được đào tạo và dự thi theo từng cấp độ để được công nhận trình độ bằng một chứng chỉ nghiệp vụ. Đây là loại chứng chỉ cấp cho những phiên dịch đạt yêu cầu kiểm định, gọi là certificate of accreditation. Trước năm 1984 Chứng chỉ được cấp chỉ có giá trị trong 5 năm. Ngày nay chứng chỉ được cấp có giá trị dài hạn. Tuy nhiên chứng chỉ này không cấp cho những người mới đạt cấp độ 1, tức là những người hỗ trợ ngôn ngữ (language aide). Một loại chứng nhận Language Aide được cấp thay cho chứng chỉ nghiệp vụ.
Để biết rõ hơn về tiêu chí mà người phiên dịch phải đạt được ở từng cấp độ, chúng ta cùng nghiên cứu hệ thống thi cấp chứng chỉ của NAATI, một hệ thống có chuẩn quốc tế và được quốc tế công nhận
B. Chứng chỉ
1. Chứng chỉ cấp độ 2:
(Bài thi khoảng 40 phút, kể cả 10 phút khoảng thời gian trống trong khi thi)
Phần 1: Bình diện văn hoá, xã hội (5 phút)
Section 1: Cultural and Social Aspects (5 minutes)
Ban Giám Khảo (BGK) đặt cho thí sinh một số câu hỏi về văn hoá xã hội có liên quan đến công tác phiên dịch. Một số câu hỏi bằng tiếng Anh, một số bằng (các) thứ tiếng khác. Thí sinh trả lời miệng.
Điểm cho phần này: 5 điểm
Phần 2: Đạo đức nghề nghiệp (5 phút)
Section 2: Ethics of the Profession (5 minutes)
BGK đặt cho thí sinh một số câu hỏi dựa trên những tài liệu đã xuất bản về các quy tắc đạo đức của nghề phiên dịch (code of ethics of the profession). Một số câu hỏi bằng tiếng Anh, một số bằng (các) thứ tiếng khác. Câu hỏi thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức của thí sinh về lĩnh vực này. Thí sinh trả lời miệng.
Điểm cho phần này: 5 điểm
Phần 3: Dịch đối thoại (20 phút)
Section 3: Dialogue Interpreting (20 minutes)
Đề thi bao gồm hai cuộc đối thoại khoảng 250-300 từ, giữa một người là người Anh và một người nói thứ tiếng khác. Mỗi cuộc đối thoại đều được chia thành từng đoạn ngắn để địch, mỗi đoạn không dưới 35 từ.
Điểm cho phần này: 45 + 45 = 90 điểm
Kết quả: Để được cấp chứng chỉ thí sinh phải đạt tổng điểm là 70%, và điểm của phần phiên dịch phải đạt ít nhất là 63/90.
2. Chứng chỉ cấp độ 3:
(Bài thi khoảng 40 phút, kể cả 10 phút khoảng thời gian trống trong khi thi)
Phần 1: Bình diện văn hoá, xã hội (5 phút)
Section 1: Cultural and Social Aspects (5 minutes)
BGK đặt cho thí sinh một số câu hỏi về văn hoá xã hội có liên quan đến công tác phiên dịch. Một số câu hỏi bằng tiếng Anh, một số bằng (các) thứ tiếng khác. Thí sinh trả lời miệng.
Điểm cho phần này: 5 điểm
Phần 2: Đạo đức nghề nghiệp (5 phút)
Section 2: Ethics of the Profession (5 minutes)
BGK đặt cho thí sinh một số câu hỏi dựa trên những tài liệu đã xuất bản về các quy tắc đạo đức của nghề phiên dịch (code of ethics of the profession). Một số câu hỏi bằng tiếng Anh, một số bằng (các) thứ tiếng khác. Gâu hỏi thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức của thí sinh về lĩnh vực này. Thí sinh trả lời miệng.
Điểm cho phần này: 5 điểm
Phần 3: Dịch đối thoại (20 phút)
Section 3: Dialogue Interpreting (20 minutes)
Bài thi gồm hai bài đối thoại, mỗi bài dài khoảng 10 phút, về các chủ đề khác nhau, giữa một bên là người Anh và một bên là người nói một thứ tiếng khác. Hội thoại thứ nhất phản ánh tình huống phiên dịch về đời thực, hội thoại thứ hai phát triển một số khái niệm chuyên ngành. Mỗi đoạn hội thoại dài khoảng 400 từ, chia nhỏ thành từng đoạn để dịch, mỗi đoạn không dưới 60 từ. Thí sinh được phép ghi chép.
Điểm cho phần này: 30 + 30 = 60 điểm
Phần 4: Dịch đuổi (30 phút)
Section 4: Consecutive Interpreting (30 minutes)
Bài thi bao gồm hai đoạn, mỗi đoạn khoảng 300-330 từ. Đoạn thứ nhất bằng tiếng Anh, đoạn thứ hai bằng một thứ tiếng khác. Sau khi nghe một đoạn, thí sinh phải ngay lập tức dịch sang một thứ tiếng khác với yêu cầu là dịch được đầy đủ cấu trúc và chính xác nội dung của văn bản. Mỗi đoạn chỉ được đọc một lần. Thí sinh được phép ghi chép.
Điểm cho phần này: 15 + 15 = 30 điểm
Kết quả: Để được cấp chứng chỉ thí sinh phải đạt tổng điểm tối thiểu là 70%, số điểm ít nhất về dịch hội thoại là 42/60, và về dịch đuổi là 21/30.
3. Chứng chỉ cấp độ 4:
3.1. Quy định (Accreditation):
Bài thi cấp độ 4 luôn luôn là bài thi dịch một chiều (one-way accreditation), phản ánh năng lựe vậ nghiệp vụ ở.trình độ này. Thí sinh muốn có chứng chỉ dịch hai chiều (two-way accreditation) phải dự thi một cuộc thi tương tự theo chiều dịch ngược lại. Mỗi lần thêm một ngôn ngữ lại phải dự thi thêm một bài thi một hoặc hai chiều. Một thứ tiếng bắt buộc là tiếng Anh.
3.2. Điều kiện dự thi (Pre-requisites):
Thí sinh phải có một bằng đại học bất cứ về ngành gì, và phải đạt cấp độ 3 về dịch thuật. Thí sinh phải có chiftig nhận của cơ quan, chứng nhận thí sinh đã làm phiên dịch ở cấp độ 3 trong thời gian ít nhất là 2 năm liên tục. Những người hành nghề tư nhân phải có tờ trình về hoạt động nghiệp vụ của mình.
3.3. Bài thi (Interpreting Test): số lượng và độ dài (Number and length of speeches)
Thí sinh phải dịch ba bài nói chuyện: hai bài dịch song song (một bài có văn bản, một bài không có văn bản: one seen, one unseen) và một bài dịch đuổi. Mỗi bài khoảng 1.500 từ. Các bài thi đều là các cuộc dịch trực tiếp (be conducted live), nhưng có ghi âm để đánh giá.
Thí sinh sẽ được thông báo một tuần trước ngày thi về chủ đề của bài dịch không có văn bản, và được giao văn bản của bài dịch có văn bản 24 giờ trước khi thi. Tốc độ nói trong các bài thi là tốc độ bình thường (normal speech)
Thời gian thi phân phối như sau:
- Dịch song song có văn bản (Seen speech), chủ đề: khoa học, y tế (scientific/medical)
Thời gian dịch: 15 phút
Nghỉ: 30 phút
- Dịch song song không có văn bản (Unseen speech), chủ đề: chính trị / ngoại giao (political / diplomatic)
Thời gian nói: 15 phút
Thời gian dịch: 15 phút
Nghỉ: ít nhất 30 phút
- Dịch đuổi, chủ đề: thương mại / kinh tế / luật pháp (trade / economicAegal)
Thời gian địch: 15 phút (chia nhỏ mỗi đoạn khoảng 5 phút x 3 đoạn)
Yêu cầu của 3 bài thi: Phiên dịch ở trình độ này phải có một chất lượng cao. Lời dịch phải thể hiện được đầy đủ nội dung, văn phong, giọng nói của văn bản ngôn ngữ nguồn. Lời dịch phải trôi chảy, lối diễn đạt phải gần với bản ngữ và không có lỗi ngữ pháp. Ở cấp độ 4, người phiên dịch không được mắc những lỗi can thiệp (từ tiếng mẹ đẻ hoặc từ tiếng này sang tiếng khác) làm ảnh hưởng đến quy trình giao tiếp.
4. Chứng chỉ cấp độ 5:
Cấp độ 5 là cấp độ cao nhất trong nghề dịch. Để có được chứng chỉ cấp độ 5 về phiên dịch, người phiên dịch phải:
(a). đạt mọi yêu cầu của cấp độ 4
(b). dự thi một cuộc thi phối hợp địch các ngôn ngữ: một ngôn ngữ bắt buộc A, các ngôn ngữ khác có thể là A hoặc B hoặc C. Đối với C thì chỉ kiểm tra từ C sang A.
(c). trình được chứng từ về một trong các tiêu chí sau đây:
i. Hành nghề 5 năm liên tục trước khi đăng ký thi.
ii. Làm việc chính thức cho một đơn vị nào đó (full-time employment) ít nhất là 5 năm với tư cách là phiên dịch chuyên nghiệp.
iii. Những người phiên dịch tự do ít nhất phải có 100 ngày làm việc trong một năm, liên tục trong 10 năm, và công việc phải sử dụng tới cấp độ 4.
Như vậy hệ thống cấp chứng chỉ này đã cho chúng ta thấy rõ yều cầu, tiêu chí của một người phiên dịch (tức là từ cấp độ 2 trở lên). Đó chính là hướng đi và là mục tiêu cho các khoá đào tạo phiên dịch phải đạt được.
C. Các loại hình phiên dịch (Categories of Interpreting)
Nghề dịch nói bao gồm hai loại hình chủ yếu: dịch đuổi và dịch song song. Trong dịch đuổi người ta chia ra làm nhiều loại hình nhỏ, thể hiện chức năng và bản chất công việc.
Loại hình thứ nhất gọi là whole speech interpreting (địch tòan bộ văn bản). Trong loại hình này người nói nói hết bài của mình, sau đó phiên dịch bắt đầu làm việc. Loại hình này thường xảy ra trong những trường hợp như giới thiệu một chủ đề nhỏ nào đó. Ví dụ: trình bày kế hoạch triển khai mặt hàng mới của một công ty, có tính chất định hướng, hoặc giới thiệu ngắn gọn về nội dung một cuốn sách, hoặc một series sách (như bài phát biểu của Emma dưới đây). Điều thách thức nhất đối với loại hình dịch toàn bộ lời phát biểu là trí nhớ (memory) và năng lực ghi chép (note-taking).
Chúng ta hãy nghe sau đây lời phát biểu của cô Emma Campbell tại một cuộc triển lãm sách tổ chức tại Sài Gòn năm 1999. Trong cuộc triển lãm này có nhiều bài nói chuyện ngắn như thế này của các nhà xuất bản khác nhau. Emma phát biểu liền một mạch, giới thiệu hệ sách đọc thêm viết theo các trình độ từ thấp lên cao: The Graded Reader, và sau đó phiên dịch làm việc.
Book Show (Emma)
... a very valuable resource for your students. That is little books here which you may have seen... I'm not sure. But they are basically simplified versions of existing reading, existing novels.
But more importantly I want to give you today a few ideas about how you might perhaps be able to use these books, these readers with your students in the classroom... so.
Trong txường hợp này người phiên dịch rõ ràng phải kết hợp chặt chẽ giữa khả năng ghi nhớ và ghi chép.
Loại hình thứ hai, một loại hình thông dụng nhất trên thế giới, là community interpreting (dịch cộng đồng). "Dịch cộng đồng là loại phiên địch trong lĩnh vực dịch vụ công cộng nhằm tạo điều kiện giao tiếp giữa các quan chức và dân thường: tại đồn cảnh sát, ban nhập cư, trung tâm phúc lợi xã hội, đơn vị y tế và bảo vệ sức khoẻ, trường học và những thiết chế tương tự." (Encyclopedia: 33). Đôi khi người ta gọi loại dịch này là dialogue interpreting (dịch đàm thoại) hoặc public service interpreting (dịch phục vụ dịch vụ công cộng), sau này gồm cả loại hình court interpreting (dịch về luật pháp). Court interpreting lại bao gồm hai loại, một là dịch cho các phiên toà (courtroom interpreting) và hai là dịch về luật pháp nhưng ngoài phiên toà, ví dụ: dịch cho các cuộc tham vấn của công an, dịch cho văn phòng luật sư, v.v. (non-courtroom interpreting). Trong loại hình community interpreting người phiên dịch thường phải dịch hai chiều, họặc là dịch mặt đối mặt, hoặc là dịch qua điện thoại. Vai trò của người dịch cộng đồng là làm cho hai bên hiểu nhau để giải quyết công việc, vì thế chức năng của nó vừa là người trung gian về ngôn ngữ, vừa là người trung gian về xã hội (linguistic and social immediate). Trong quy trình dịch, cộng đồng, người phiên dịch thường không được chuẩn bị trước, đôi khi vào việc rồi mới biết chủ đề. Điều đòi hỏi cao của người phiên dịch cộng đồng là không bao giờ được để tình cảm nghiêng về phía bên nào, đặc biệt là phiên dịch cho những phiên toà. Nguyên tắc này gọi là the principle of neutrality (nguyên tắc trung tính).
Ở Việt Nam, dịch đối thoại còn dùng để chỉ những buổi dịch cho các cuộc họp giữa người Việt và các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, trao đổi và thảo luận nội dung công việc. Chúng ta hãy nghe một cuộc dịch đối thoại trong một buổi làm việc giữa một chuyên gia Mỹ, Mr. D.D. và chuyên gia Việt Nam, Ông Th... và chuyên viên nhà đất về luật đất đai, phiên dịch Mr NH.
Landlaw
TH: Thông thường nếu mà dùng cái nhà ở đây mà mang thế chấp thì người ta vẫn phải tính đến cái nhà đó đặt ở vị trí nào...
D: So does it ever happen?
INT: Vâng, đã bao giờ xảy ra việc ấy chưa ạ?
TH: Ở Hà Nội thì tôi chưa biết nhưng ở Thái Bình thì có trường hợp như thế này...
Loại hình thứ ba là dịch bài giảng (lecture interpreting). Chúng ta có rất nhiều cuộc tập huấn ở hầu hết các ngành kinh tế, xã hội, chẳng hạn như tập huấ về phương pháp giảng dạy của giáo viên phổ thông, tập huấn về sức khoẻ cộng đồng, tập huấn về đấu thầu quôc tế, v.v. Trong các cuộc tập huấn này hoạt động chủ yếu là nghe một chuyên gia nước ngoài giảng (lecture delivery). Học viên là những người chưa có khả năng nghe hiểu tiếng Anh, đo đó bài giảng phải tiến hành qua phiên dịch. Loại hình dịch này thực sự là dịch đuổi (consecutive interpreting) vì người giảng nói một đoạn rồi dừng lại để dịch. Do tính chất của hoạt động giảng bài là phải truyền kiến thức một cách thật chính xác nên người giảng thường nói chậm và ngắt đoạn ngắn, tạo điều kiện cho phiên dịch ghi nhớ và truyền đạt lại được đầy đủ và chính xác. Ngoài ra trong hoạt động này, khác với hoạt động dịch cho một cuộc mít tinh, là người dịch được khuyến khích hỏi lại người nói nếu mình chưa hiểu rõ.
Chúng ta hãy cùng nghe một đoạn bài giảng về The Games from Trade. Chú ý phong cách: nói rõ ràng, chậm hơn tốc độ nói chuyện bình thường, tạo ra những điểm nhấn mạnh cần thiết.
Games of Trade
... What have we learned? Well... with the one thing which... you tell me... I just try to remember what I saw going round the room
They're still poor, but they are happier. Now this is the second very important therum that we have learned this morning. And that theorem is called... up on the board here... is called the games from trade
Loại hình thứ tư chúng ta thường gặp là escort interpreting (dịch theo đoàn). Đây là những chuyến đi của phiên dịch theo đoàn nước ngoài sang tiến hành một cuộc khảo sát, một dự án, v.v. Đoàn công tác thường phải đi xuống địa phương tìm hiểu tình hình và thu thập cứ liệu. Trong những trường hợp này người phiên dịch không những phải giỏi ngôn ngữ mà còn phải nắm vững phong tục tập quán của cả hai bên: đoàn nước ngoài và địa phương họ đến. Đồng thời người phiên dịch phải có khả năng điều chỉnh ngôn ngữ sao cho thích hợp với người nghe. Ví dụ: trong những năm 1980 chúng ta có dự án CDD (chống ỉa chảy toàn quốc). Đây là dự án tiến sâu đến các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, tiếp cận, giáo dục ý thức, thay đổi quan niệm, hướng dẫn các biện pháp chống ỉa chảy cho các bà mẹ. Trình độ văn hoá của các bà mẹ ở các vùng này rất thấp, thậm chí nhiều người mới vừa thoát nạn mù chữ, nhiều người còn "tái mù". Vậy khi tiếp xức với người nước ngoài, họ ngỡ ngàng cả về tác phong, cách ăn nói, âm thanh tiếng nước ngoài, v.v. Nếu người phiên dịch không có kinh nghiệm và hiểu biết về văn hoá, xã hội, không có khả năng điệu chỉnh ngôn từ... thì sẽ không đạt những yêu cầu trên đối với đối tượng quan trọng của dự án là các bà mẹ. Cũng vì thế người phiên dịch theo đoàn còn có một cái tên khác nữa là: cultural interpreter (phiên dịch văn hoá).
Loại hình thứ năm là sight interpreting (nhìn văn bản dịch). Đây là trường hợp người phiên dịch cầm văn bản viết bằng SL, đọc đến đâu dịch đến đấy ra TL. Loại hình này thường gặp trong dịch song song.
Có một lần chúng tôi đi dịch Hội nghị Công đoàn Quốc tế tại Hà Nội. Năm cabin dịch từ tiếng Anh sang năm thứ tiếng khác (Anh - Việt, Anh - Nga, Anh - Ả Rập, Anh - Pháp, Anh - Tây Ban Nha). Không có cabin Anh - Lào. Đến khi đại biểu Lào lên phát biểu, Ban tổ chức gửi một anh người Lào đến cabin Anh - Việt. Anh này biết tiếng Việt và trong tay có văn bản bài phát biểu của diễn giả Lào đã được dịch sang tiếng Việt. Cách làm việc của chúng tôi là khi đại biểu nói, anh người Lào sẽ chỉ ngón tay vào văn bản tiếng Việt, chúng tôi nhìn đó mà địch ra tiếng Anh, các cabin khác nghe tiếng Anh của chúng tôi mà dịch ra các thứ tiếng khác. Công việc suông sẻ hết một trang đầu. Khi chỉ sang đến giữa trang thứ hai thì anh ta bỗng giật mình: "Thôi chết! Ông ấy mới nói đến cuối trang một".
Có nhiều trường hợp, do thời gian hạn hẹp, diễn giả (the speaker) chỉ nói đoạn đầu, sau đó người phiên dịch cầm văn bản viết sẵn của diễn giả dịch tiếp, đến đoạn kết thúc thì dừng lại để diễn giả nói tiếp kết luận của vấn đề, rồi cám ơn. Hoặc có trường hợp đang dịch đuổi, nhưng đến một đoạn diễp giả trích dẫn nguyên văn một đoạn của một tác giả nào đó, diễn giả muốn phiên dịch dịch chính xác lời trích dẫn này nên đưa văn bản cho phiên địch, nhìn vào đó mà dịch. Qua đoạn đó lại tiếp tục nghe - dịch.
Nhìn văn bản dịch có cái khó là người phiên dịch bị phụ thuộc nhiều vào cấu trúc câu của SL, nên khi chuyển sang TL, nếu không có khả năng đọc lướt nhanh hai ba câu một lúc thì câu dịch sẽ trở nên mơ hồ hoặc lủng củng. Hơn nữa, do bị phụ thuộc, khả năng sử dụng từ/nhóm từ đồng nghĩa cũng khó khăn hơn. Kỹ thuật nhìn văn bản dịch đòi hỏi người phiên dịch phải rèn luyện năng lực đọc nhanh (fast reading), về điểm này chúng ta hãy tham khảo yêu cầu đọc nhanh của bài Reading trong cuộc thi TOEFL* iBT: thí sinh phải đọc 3-5 đoạn, mỗi đoạn 700 từ rồi trả lời 12-14 câu hỏi sau mỗi đoạn. Tất cả những việc đó phải tiến hành gọn trong 60 phút. TOEFL* iBT cho phép thí sinh 55 phút để đọc 5 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng trên 400 từ và trả lời 50 câu hỏi. Theo Practical Faster Reading (Gerald Mosback: vi), tốc độ đọc của học viên phải đạt tới mức trong 3-4 phút hoàn thành một đoạn đọc dài 500 từ, hiểu được khoảng 70% nội dung và trả lời 10 câu hỏi. Người bản ngữ đọc một tài liệu với độ khó trung bình với tốc độ thấp nhất là 250 từ phút.
Người phiên dịch phải luyện tập để vượt qua những khó khăn sau đây:
(i). Người đọc thường có thói quen phát âm thầm trong khi đọc, tiếng Anh gọi là hiện tượng vocalising, tức là trong khi đọc môi vẫn mấp máy hoặc các cơ trong cổ họng vẫn hoạt động như muôn phát âm. Để vượt qua chướng ngại này, người phiên dịch cần đẩy nhanh tốc độ đọc: người đọc với tốc độ bình thường đọc từng từ một, nhưng, người đọc nhanh phải đọc hai ba từ một. Tốc độ đọc càng nhanh, các hoạt động cơ học càng giảm.
(ii). Trong đọc nhanh nhiều người cảm thấy khi đọc hết đoạn không nhớ được nội dung, hoặc nhớ được rất ít. Nếu hiện tượng này xảy ra với người phiên dịch thì thực sự là một mối đe doạ cho nghề nghiệp vì nghề dịch đòi hỏi phải ghi nhớ tốt. Khắc phục chướng ngại này, người phiên dịch cần luyện đọc thường xuyên, lúc đầu là những bài dễ, có chủ đề quen thuộc với mình, sau dần là những bài khó, chủ đề ít gặp. Hơn nữa cần phải tính đến độ dài. Ví dụ: khi mới luyện, đọc một đoạn khoảng 150 từ, rồi dừng lại, nhẩm lại những nội dung chính. Càng ngày độ dài này càng tăng.
(iii). Tốc độ đọc bị hạn chế. Có thể chuẩn bị một số đoạn đọc cùng một độ dài, cùng một độ khó, cùng một chủ đề. Đọc đoạn thứ nhất. Ghi thời gian bắt đầu đọc và thời gian kết thúc đọc. Theo dõi tiến bộ trong một thời gian. Một tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ là: thời gian đọc ngắn lại nhưng không ảnh hưởng tới mức độ nhớ nội dung.
(iv). Đạt tốc độ đọc nhanh như chớp (lightening speed). Một thủ thuật tập đọc nhanh như chớp là lấy một bài khoảng 4-5 trang, cỡ 19 x 24,5cm, đọc lướt với tốc độ nhanh nhất mình có thể, nhưng không được bỏ dòng nào. Lướt nhanh tất cả các dòng dù hiểu hay không hiểu. Sau khi đọc xong, một là lấy số từ của bài đó chia cho số phút dùng để đọc xem tốc độ đọc của mình là bao nhiêu từ/phút (tốc độ lý tưởng là khoảng 60 từ/phút), hai là ngồi bình tĩnh nhớ lại nội dung vừa đọc. Theo dõi sự tiến bộ của mình.
(v). Nhằm tăng cường năng lực nhớ nội dung từng đoạn, người phiên dịch cần tận dụng thói quen tìm câu chủ đề trước khi đọc kỹ từng đoạn. Chúng ta đã biết câu chủ đề của một đoạn thường nằm ở phần đầu hoặc phần cuối của đoạn đó. Khi bắt đầu đọc, nhìn lướt một hai câu đầu, nếu cảm thấy đó không phải là chủ đề, lướt nhanh sang một vài câu cuối, sau đó mới tiếp tục đọc. Động tác này vẫn phải tính vào tốc độ tổng thể của toàn đoạn đọc.
Chương 1 đã giới thiệu với các bạn các cấp độ phiên dịch và những loại hình dịch. Đây chính là cơ sở để chúng ta tìm ra hướng đi cho quy trình đào tạo dịch. Mặt khác quy tình đào tạo phiên dịch phải xây dựng được hình ảnh người phiên dịch khi đã thành nghề sẽ như thế nào. Chủ đề này sẽ được bàn đến một cách chi tiết trong Chương 2.
REFERENCES
- Jones, Roderick (2002). Conference Interpreting Explained. St Jerome Publishing. Manchester, UK & Northampton, MA.
- Monabaker; Kirsten Malmkjaer (1998). Routledge Encyclopedia of Translation Studies. Routledge. London and New York.
- Mosback, Gerald & Vivienne Mosback (1993). Practical Faster Reading. CUP.
- NAATI (National Accreditation Authority for Translators and Interpreters). NAATI Test: Information. 1993
TAPESCRIPT
Book Show (Emma)
...a very valuable resource for your students. That is little books here which you may have seen... I'm not sure. But they are basically simplified versions of existing reading, existing novels. Because if I asked you today what books you're reading I'm sure I would get lots of different answers. May be some of you are reading novels. Some of you like to read magazines or newspapers, or history books, or science books.
There are lots of choices. And I think it's important to give students studying English the same kinds of choices that you have when you want to read. You can see may be from some of the books I held up, and I'll pass some of these around at the end for you to have a look. What a variety there is! We have in this handful Charles Dicken, Jane Austen, Defoe Raymond, Charlotte Bronte, another film... Break Heart, Treasure Island by Louis Stevenson. So there is a big variety for students to look at. But more importantly I want to give you today a few ideas about how you might perhaps be able to use these books, these readers with your students in the classroom... so.
Landlaw
TH: Thông thường nếu mà dùng cái nhà ở đây mà mang thế chấp thì người ta vẫn phải tính đến cái nhà đó đật ở vị trí nào và cái giá trị ở thị trường hiện nay cái ngôi nhà đó nó có giá trị hơn các nơi khác là bao nhiêu để người ta căn cứ vào cái đó mà người ta cho thế chấp.
INT: So here when we allowed to use the house for mortgage, so it is also caculated in the way that where the location of the house is, i.e. We also calculate the value of the location of the land in the specific location.
D: Are there mortgages against houses in Hanoi?
INT: Ở đây có được dùng nhà để làm thế chấp không ạ?
TH: Có
INT: Yes
D: How is the bank... would the bank would to take because you don't pay the money... the bank would take the property. How would it require properly if it could not also claim the land-use rights?
INT: Bây giờ tôi xin hỏi là nếu chỉ thế chập cái nhà đó không thôi thì ví dụ như là anh vay một số tiền của nhà băng, anh không trả được... bây giờ nhà băng họ thu cái nhà đó, vậy thì làm thế nào để thu được cái nhà đó mà lại không thu cái quyền sử dụng đất của cái nhà nằm trên cái đất ấy?
TH: Trong trường hợp đó thì nhà và đất gắn liền với nhau... thu nhà là thu cả đất.
INT: So in that case housing and the land-use right are one. When they take back the house, it means they also take back the land-use right.
D: So does it ever happen?
INT: Vâng, đã bao giờ xảy ra việc ấy chưa ạ?
TH: Ở Hà Nội thì tôi chưa biết nhưng ở Thái Bình thì có trường hợp như thế này...
Games of Trade
What have we learned? Well... with the... one thing which... you tell me I just try to remember what I saw going round the room. First of all it seems to me,... with their adding it up and as we were adding it up for you tonight and give you the results tomorrow, but it seems to me that the people who were rich at the beginning are still rich at the end... the people who were poor at the beginning are still poor at the end.....
(Dịch)
Now that... that... that... should... that is a very important lesson. We have just conducted a market, and there is... that doesn't seem to be... we'd check... it doesn't seem to be much change in the distribution of the income.
(Dịch)
This is a very important theorem of economics. The market does not change the income distribution very much in a simple market like this.
(Dịch)
When we are reforming our economy we take a market like the market of telephone services which is a state enterprise, if we then... privatise or sell the state enterprise to the private sector and we are allowing a number of companies to operate the market of telephone services should we expect to see an improvement in the distribution of the income? No...
(Dịch)
The other thing that is very obvious in going around... a sp... as you look at the poor people... a number of poor people here... here... and about here... Most of the poor people now are happier than they were at the beginning of the game.
(Dịch).
They're still poor, but they are happier. Now this is the second very important therum that we have learned this morning. And that theorem is called... up on the board here... is called the games from trade..
(Trích The Games of Trade)
library -> Tiểu luậN : Ứng dụng mạng neural trong nhận dạng ký TỰ quang học gvhd : ts. Đỗ Phúc
Поделитесь с Вашими друзьями:
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: