Khuyết tật kinh tế thị trường là gì
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Nhưng về cơ bản, chúng có cùng nguồn gốc, cùng bản chất.
Cho đến nay, xung quanh việc nhận thức về kinh tế thị trường còn rất nhiều vấn đề phức tạp, chưa và khó đi tới sự thống nhất. Nhưng có thể khẳng định rằng: Kinh tế thị trường là giai đoạn lịch sử có tính tất yếu và phổ biến trong tiến trình phát triển của mọi quốc gia. Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế này, việc định hướng sản xuất, lưu thông hàng hoá đều do thị trường quyết định. Nói cách khác, nền kinh tế này vận động theo các quy luật vốn có như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, cung cầu Giá cả, việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế do thị trường quyết định. Như vậy, ở đây, thị trường chính là yếu tố mang tính chất trung tâm. Tồn tại trên thế giới hiện nay có hai hình thái kinh tế thị trường chủ yếu: Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), và Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nền tảng của kinh tế thị trường TBCN chính là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong khi đó, kinh tế thị trường XHCN lại được tạo dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Kinh tế thị trường XHCN (hay kinh tế thị trường định hướng XHCN) thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
Các nhà kinh tế học hiện đại phân biệt kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy, hai kiểu tổ chức kinh tế hiện đại, dựa trên cơ chế vận hành của chúng. Kinh tế chỉ huy là nền kinh tế có sự hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. ở đó, các yêu cầu: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được phát ra từ một trung tâm, mang tính pháp lệnh và luôn được thực hiện theo các chỉ tiêu, kế hoạch định sẵn. Các nước XHCN Đông Âu, Liên Xô, Việt Nam và một số nước khác, từ sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đến những năm 90 của thế kỷ XX, đã áp dụng kiểu tổ chức kinh tế này.
Sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hoá, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực cho sản xuất, tạo điều kiện ra đời của kinh tế thị trường.
Nói đến kinh tế thị trường, thực chất là nói tới cơ chế thị trường.
Trong bài này, chúng tôi xin được trao đổi xung quanh vấn đề cơ chế thị trường và những mặt trái (tiêu cực) của cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trước tiên, phải hiểu đúng về cơ chế thị trường. Trong các vấn đề về kinh tế nói chung, kinh tế thị trường nói riêng, chúng ta hay bắt gặp khái niệm Cơ chế thị trường. Trong các lĩnh vực, các khía cạnh của cuộc sống đời thường, đôi khi người ta có sử dụng cụm từ Cơ chế thị trường. Vậy thế nào là cơ chế thị trường?.
Theo nghĩa chung nhất, cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường, do sự tác động bởi với các quy luật khách quan vốn có của nó. Cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau, của mối quan hệ biện chứng, qua lại, gắn bó giữa các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh,v.v Trên thị trường, tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường, trực tiếp phát huy tác dụng để điều tiết nền kinh tế, cạnh tranh đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế thị trường luôn hội tụ đầy đủ những nét chung đó. Song, lại có những nét riêng đặc trưng bản chất. Đó chính là định hướng cho sự vận hành của kinh tế thị trường: Định hướng XHCN. Việc định hướng này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó mang tính chất quyết định tới mục đích, mục tiêu hoạt động của nền kinh tế, và cho cả một quốc gia. Bởi lẽ, bản thân nền kinh tế thị trường, với cơ chế thị trường không thể tự đi theo hướng XHCN hay TBCN. Việc nó vận động theo hướng nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.
Như đã nói ở trên, cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết hoạt động của nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, cơ chế thị trường mang tính chất năng động, tích cực. Trong cơ chế thị trường, tồn tại một quy luật, ai là người đầu tiên đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới và sớm nhất, đầy đủ sức thuyết phục về giá trị và giá trị sử dụng thì có khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Cơ chế thị trường kích thích tối đa hoạt động của các chủ thể kinh tế, hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu trên thị trường để cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có chất lượng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sức ép của cạnh tranh chưa phải là quá khốc liệt. Song, nếu muốn tồn tại và phát triển với xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, bắt buộc người sản xuất phải giảm chi phí cá biệt đến mức tối thiểu. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, đổi mới khoa học công nghệ ứng dụng, lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có trình độ, có năng lực. Do đó, cơ chế thị trường thúc đẩy đào tạo nhân lực như là một yêu cầu khách quan. Cơ chế thị trường mang tính năng động, tích cực, đó là điều tất yếu.
Song, có một giả thuyết được đặt ra. Nếu cơ chế thị trường chỉ bao hàm những nhân tố tích cực, những ưu điểm to lớn, thì Nhà nước có đóng vai trò gì không? Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, có hai quan điểm: Nhà nước có can thiệp vào nền kinh tế hay không? và nếu có thì ở mức độ nào? đã từng được các nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế tranh luận khá gay gắt.
Nhưng ở đây, đặt ra giả thuyết đó để khẳng định rằng: Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN luôn mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nhà nước XHCN chính là người điều tiết vĩ mô nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo sự hài hoà, thống nhất trong cơ chế vận hành, theo các quy luật kinh tế khách quan của cơ chế thị trường. Vì cơ chế thị trường luôn tồn tại những khuyết tật vốn có của nó.
Cụ thể, trong nền kinh tế thị trường XHCN, mặc dù có sự quản lý và định hướng xuyên suốt của Nhà nước, song không vì thế mà hiện tượng độc quyền trong nền kinh tế không xuất hiện. Ngược lại, đôi khi chính sự định hướng lại là cơ sở để mầm mống đó nảy sinh. Độc quyền lấn át cạnh tranh, làm mất tính năng động hiệu quả của nền kinh tế. Độc quyền làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ. Độc quyền là hiện tượng một doanh nghiệp độc chiếm việc sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ thuộc một lĩnh vực nào đó trên thị trường, nhờ đó mà doanh nghiệp độc quyền định giá cả và thu được lợi nhuận độc quyền. Khi độc quyền xuất hiện, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, nâng cao giá cả. Độc quyền xuất hiện, thì không có sức ép cạnh tranh đối với việc đổi mới kỹ thuật. Trong các lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ lợi ích và nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như các dịch vụ về điện lực, bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, dệt may v.v độc quyền luôn làm hạ thấp lợi ích của người tiêu dùng. Bởi vì, nhờ ưu thế độc quyền nên các tổ chức độc quyền không coi trọng việc nâng cao khả năng cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mầm mống độc quyền thường xuất hiện trong các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của nhà nước, nắm giữ những ngành nghề sản xuất, kinh doanh trọng yếu. Các tổ chức độc quyền, rất có thể, dùng lợi nhuận độc quyền mua chuộc ảnh hưởng của chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích cho mình. V.I.Lênin gọi độc quyền là hiện tượng ăn bám.
Cơ chế thị trường mang tính năng động, hiệu quả, song ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với xã hội là một vấn đề không nhỏ. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Sự vận hành tốt nhất của cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường XHCN mở ra những cơ hội tích cực cho sự phát triển và giàu có về vật chất của các tầng lớp dân cư trong xã hội, song cũng làm khoảng cách giữa các tầng lớp đó ngày càng tăng lên. Trong xã hội, sự vi phạm quyền con người, vi phạm chủ quyền quốc gia, tình trạng bất công, sự đe doạ về an ninh, nạn nghèo đói có nguy cơ tăng lên.
Trong kinh tế thị trường, mục tiêu lợi nhuận đôi khi có tác động tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng giả, kém chất lượng, làm giảm giá trị hàng hoá, mất niềm tin của người tiêu dùng. Mặt khác, có một bộ phận người do may mắn, hay tài giỏi, làm giàu, đối lập với bộ phận người kém cỏi, không gặp may bị thua lỗ phá sản, bần cùng hoá. Từ đó dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu sắc: chủ - thợ, tư sản - vô sản, thống trị - bị thống trị, bóc lột - bị bóc lột.
Công bằng xã hội hay là một sự xa vời? Trên thế giới, mỗi phút qua đi có 29 trẻ em chết đói, và cũng trong phút ấy, người ta bỏ ra gần 2 triệu đôla vào chạy đua vũ trang: nguyên nhân chính của sự huỷ diệt loài người. Quá trình tích luỹ tư bản, tích luỹ sự giàu có về phía giai cấp tư sản, thống trị và tích luỹ sự nghèo khổ về phía những người vô sản, làm thuê, bị thống trị đã tạo nên một mâu thuẫn sâu sắc. Về cơ bản, nó xa lạ hay đi ngược lại hoàn toàn với những lý tưởng tươi sáng của con người, của chủ nghĩa nhân đạo; nó tàn bạo, không thương xót, không tình cảm; nó lạnh lùng, tỉnh táo đến mức thô bạo. ở đó, công bằng xã hội không thể nảy nở.
Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường XHCN mang những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường thuần tuý, nên khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp. Khủng hoảng kinh tế đồng nghĩa với tình trạng dư thừa trong sản xuất, sản xuất tăng lớn hơn tiêu dùng, còn tiêu dùng giảm, dẫn đến tình trạng hàng hoá không bán được, doanh nghiệp không bù đắp chi phí và thực hiện tái sản xuất, phá sản Khủng hoảng kinh tế, nếu có diễn ra thì mang tính chu kỳ, gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh.
Khủng hoảng kinh tế làm cho doanh nghiệp suy sụp, người lao động không có việc làm. Thất nghiệp như là con đẻ của khủng hoảng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng lớn, vì trong cơ chế thị trường, là nền kinh tế mở, hội nhập, kinh tế tri thức, đòi hỏi người lao động phải có trình độ, có năng lực làm việc. Nạn thất nghiệp đưa người lao động tới những mặt trái trong đời sống xã hội.ở đây, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề tâm lý. Không có việc làm, việc làm không phù hợp khả năng, dẫn tới tâm lý chán nản, bất mãn, làm việc không tích cực, không hiệu quả, những gánh nặng về vật chất, những đòi hỏi từ phía gia đình, xã hội v.v đã đưa đẩy nhiều người lao động tới sự tự huỷ hoại. Tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, tham nhũng v.v; những suy đồi, tha hoá về đạo đức tăng lên với tốc độ ghê gớm. Mặt trái của cơ chế thị trường len lỏi vào trong tất cả những ngõ ngách nhỏ nhất của xã hội, của quan hệ xã hội. Một bộ phận giới trẻ không có việc làm, dư thừa tiền bạc, lười lao động, ham hưởng thụ, tất nhiên, luôn đi đầu trong việc hấp thụ văn hoá độc hại.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nếu không biết khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sẽ dẫn tới cạn kiện và khó có thể tái sinh. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá luôn mang tính hai mặt. Khí thải, chất thải công nghiệp, nếu không được xử lý một cách khoa học, thì ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ phía các doanh nghiệp, do chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm tới vấn đề môi trường, làm ô nhiễm bầu không khí, làm bẩn nguồn nước, tàn phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ v.v Vấn đề trên chính là một khuyết tật nan giải của cơ chế thị trường.
Tất cả những khuyết tật trên do cơ chế thị trường sinh ra, song bản thân cơ chế thị trường không thể tự khắc phục được. Vì vậy, cần phải có những tác động từ bên ngoài cơ chế thị trường. ở đây, chính là vai trò kinh tế của Nhà nước XHCN. Nhà nước can thiệp vào kinh tế, ở những mức độ khác nhau, để sửa chữa những thất bại của thị trường. Muốn vậy, trước hết Nhà nước XHCN phải dựa trên yêu cầu của các quy luật khách quan trong kinh tế thị trường, với mục đích nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
Cụ thể:
Thứ nhất, thông qua hệ thống luật pháp, Nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, có cơ chế thông thoáng trong đầu tư, tạo ra những hành lang pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh tế. Mặt khác, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích tư nhân chuyển dịch cơ cấu đầu tư, sản xuất, kinh doanh và điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, sao cho có hiệu quả.
Thứ hai, Nhà nước XHCN sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ để điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Trong một giai đoạn kinh tế nhất định, nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Một kế hoạch tài chính vĩ mô, một chính sách tiền tệ ổn định sẽ góp phần điều hoà những mặt trái đó của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, luôn đấu tranh, ngăn chặn tình trạng độc quyền, nhất là độc quyền trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế cơ bản.
Thứ ba, để nền kinh tế thị trường không đi chệch định hướng XHCN, Nhà nước cần khắc phục, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với xã hội. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Theo chúng tôi, cơ chế thị trường có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, song nó không tự đem lại những giá trị mà xã hội vươn tới, hay sự phân phối lợi ích công bằng trong các tầng lớp dân cư. Vì vậy, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh thu nhập, cải cách tiền lương, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân; Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con người mới XHCN, để có thể làm chủ khoa học công nghệ và tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một khái niệm, một vấn đề kinh tế mang tính hai mặt. Cơ chế thị trường tự phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đó có cơ chế thị trường hoạt động. Cơ chế thị trường luôn mang trong mình những khuyết tật vốn có của nó. Nhà nước XHCN, với vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, sẽ hạn chế và sửa chữa những khuyết tật của cơ chế thị trường, nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời thực hiện công bằng xã hội. Đó cũng chính là mục đích phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam./.
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: