Khi nào dụng tỷ giá mua tỷ giá bán

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế trong XNK

Cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế, nguyên tắc áp dụng tỷ giá, nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trong thanh toán xuất nhập khẩu, để biết cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế, kế toán các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ phải tuân thủ theo qui định của chuẩn mực kế toán số 10 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hổi đoái" và thông tư hướng dẫn hiện hành có hiệu lực. Giao dịch của các hoạt động xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch (ty giá giao dịch). Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thông nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán.

cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế

Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế

+ Tỷ giá ghi sổ kế toán

+ Tỷ giá tính thuế khi xác định các nghĩa vụ thuế như kê khai, quyết toán và nộp thuế

Cách xác định tỷgiá giao dịch thực tế quy định như thế nào:

*Tỷ gỉá giao dịch thực tế được xác định như sau:

Tỷ giá giao dịch thực tếkhi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vôh của nhà đầu tư tại ngày góp vôh;

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh; Tỷ giá giao dịch thực tê'khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.

+ Đối vói các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

* Tỷ giá ghi sổ được xác định như sau:

Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hổi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuôì kỳ của từng đổi tượng.

-Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lây tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

* Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tếtại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kê'toán đôì với:

+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hóa, cung câp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).

+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí kliác. Riêng trường họp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xua't, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí).

+ Các tài khoản phản ánh tài sản: Riêng trường họp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng vói sô' tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tê' tại thời điểm ghi nhận tài sản).

+ Tài khoản loại vôn chủ sở hữu: Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vôh bằng tiền; Bên Nợ các TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán. Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua;

- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đổng tiền ghi số kế toán đối với các loại tài khoản sau:

+ Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khôi lượng được nghiệm thu; Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;

+ Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng.

+ Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tương đó.

- Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được sử dụng để quy đổi ra đổng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.

* Nguyên tắc ghi nhận kế toán chênh lệch tỷ gỉá

Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lô) tại thòi điểm phát sinh.

Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gôc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tếtại tat ca cac thơi điếm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gôc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hổi đoái.


Bài viết liên quan:

Thờiđiểm ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu

Cách tính giá vốn hàng nhập khẩu

Học kế toán xuất nhập khẩu online



Các bài viết mới

Các tin khác

Video liên quan

0 nhận xét: