Có nên hút sữa bạn đêm
Cẩm nang vắt sữa lâu dài khi bạn không thể cho con bú
Privacy & Cookies
This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.
Tất cả mọi thứ bạn băn khoăn mà chẳng biết hỏi ai! Bepthuong.wordpress.com dịch lại từ trang Kellymom.com (Exclusive Pumping) (Kellymom đăng lại từ trang Mother-2-Mother.com (2000-2006), với sự cho phép của tác giả, Paula Y.). Hãy chia sẻ cho những ai cần thông tin này. Vui lòng không sử dụng thông tin cho mục đích lợi nhuận.
- Vắt sữa khi nào & bao lâu một lần?
- Vắt trong bao lâu là đủ?
- Vắt bao nhiêu ml là được?
- Làm thế nào để cho bé ăn bằng bình?
- Làm thế nào để tăng lượng sữa?
- Lời khuyên và kinh nghiệm từ các mẹ!
- Lời cảm ơn
NÓI TRƯỚC VỀ VIỆC VẮT SỮA MẸ
Có những trường hợp mà mẹ không thể cho bé bú: bé được/bị ti bình từ lúc sinh nên bỏ ti mẹ, khớp ngậm của bé bị sai, bé bị hở hàm ếch hoặc là sức khỏe của mẹ không đảm bảo.
Trong trường hợp đó, có mẹ đã chọn sử dụng sữa bột. Nhưng cũng có rất nhiều mẹ nhận thức được vai trò vô giá, KHÔNG THỂ THAY THẾ của sữa mẹ đối với sức khỏe của con, nên đã chọn cách vắt sữa lâu dài để con vẫn được lớn lên HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ.
Lúc này, mẹ hiểu rằng hành trình vắt sữa dài hạn như thế này là không dễ dàng gì. Nhưng mẹ biết sữa mẹ là không thể thay thế và so sánh, mẹ muốn con nhận được những điều tốt nhất, nên quyết định vắt sữa và cho bé ăn bằng bình/thìa.
Đáng buồn thay, nhiều người (bao gồm cả những người trong đội ngũ y tế) sẽ nói với mẹ rằng đây là ý tưởng điên rồ, là: sẽ không khả thi; bạn sẽ mất sữa thôi; hoặc sẽ nói đơn giản là bạn không có sức mà làm đâu. Nếu không có sự hỗ trợ về tinh thần và thông tin, mẹ sẽ dễ dàng bỏ cuộc.
Mẹ nào mà không bỏ cuộc thì lại phải đối diện với hàng loạt vấn đề khác: Mẹ cảm thấy dường như mình đang đơn độc, tự loay hoay xoay xở vì không nằm trong nhóm các bà mẹ thông thường khác, vốn là những cộng đồng đông đảo, có sự chia sẻ hỗ trợ tốt hơn: VD như các mẹ cho con bú trực tiếp, hay các mẹ cho con dùng sữa bột.
Mẹ sẽ phải thường xuyên giải thích với mọi người xung quanh về lựa chọn của mình, về việc cho con ăn sữa mẹ bằng.bình; giải thích cả với người thân, bác sĩ, người giúp việcvì mọi người vẫn mặc định: bú bình = sữa công thức.
Ai đã biết rằng bú mẹ trực tiếp là tốt nhất, thì cũng phải hiểu rằng sữa mẹ là không thay thế được. Dù gặp phải vấn đề khi bú trực tiếp hay không, thì việc cho bé ăn bằng bình cũng không thay đổi chất lượng sữa mẹ.
Việc ăn bằng bình KHÔNG làm thay đổi CHẤT LƯỢNG sữa mẹ!Không có gì là sai trái hay tội lỗi ở đây! Mẹ rõ ràng là đã, đang làm điều tốt nhất cho bé. Mẹ đã làm điều đó một cách tận tâm điều tốt nhất cho em bé sơ sinh bé bỏng của mình, và vì thế: mẹ xứng đáng được tôn trọng và hỗ trợ!
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC VẮT SỮA HOÀN TOÀN
(Thông tin được in nghiêng được chia sẻ bởi Shanna)
BAO LÂU MỘT LẦN KHI NÀO NÊN VẮT?
Đầu tiên và quan trọng nhất mẹ nên trang bị một máy vắt sữa điện, loại máy đôi. Dù thuê hay mua thì bạn cũng nên chọn máy tốt và có lực vắt tốt, sẽ tạo ra sự khác biệt đấy!
Một em bé mới sinh sẽ bú 8-12 lần trong vòng 24h. Các chuyên gia đều khuyên là mẹ nên vắt sữa theo đúng số lần bé bú: thường là 2h một lần và không bao giờ để quá 3 giờ.
Việc hiểu đúng CƠ CHẾ TẠO SỮA sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa lâu dài: vú mẹ càng được vắt cạn một cách thường xuyên thì sữa càng được sản xuất nhiều.
Do đó, tóm lại, cứ 3h giờ một lần, mỗi lần 20 phút mẹ nhé! Trong vài tuần đầu, mẹ có thể cần vắt 2 lần vào ban đêm.
Thời gian đầu khá là mệt, nhưng bạn cần phải vắt 2-3h/lần. Mức Prolactin (hormone tạo sữa) cao nhất vào sáng sớm nên vắt sữa vào khoảng thời gian này sẽ hiệu quả. Thường là nằm trong khoảng 1-5h sáng. Lúc này dùng máy vắt điện sẽ đỡ mệt hơn nhiều.
Vấn đề chính cần quan tâm là vắt đủ số lần mỗi ngày ít nhất là 7 lần. Kinh nghiệm của tôi cho thấy khi tăng số lần vắt lên 8 cữ thì lượng sữa cũng tăng lên. Tuy nhiên, thường thì tôi chỉ đủ sức vắt 7 lần.
Tôi cũng không vắt theo lịch quá cố định mà có linh động đôi chút: ví dụ nếu tôi phải đi có việc, hoặc đơn giản là muốn ra khỏi nhà mà ko cần mang theo máy vắt, tôi sẽ vắt 2h/lần vào buổi sáng; nghỉ cách quãng 4-5 giờ vào buổi chiều để làm xong việc, rồi lại vắt 2 lần vào buổi tối.
Tóm lại làm sao mà cả ngày vắt đủ 7 cữ là được.
Đáng nói là, tôi không cố thức dậy giữa đêm để vắt nếu con tôi đang ngủ. Những giấc ngủ quan trọng hơn với tôi. Có nhiều mẹ thử cách này thì lại thấy không ổn. Nếu bạn ngủ qua đêm mà thấy lượng sữa giảm thì có lẽ bạn phải đặt báo thức để vắt sữa rồi. Tôi thì lại vắt vào sáng sớm vì con gái tôi ngủ xuyên đêm.
(Lời người dịch): Bạn là người hiểu rõ nhất tình trạng sức khỏe của mình, thói quen ăn ngủ của con mình, và tình hình gia đình mình. Vì thế mọi lời khuyên đều mang tính tham khảo. Bạn có thể thử, nếu không hợp thì dừng lại. Đừng kỳ vọng cũng đừng thất vọng. Cứ lắng nghe cơ thể của mình.
VẮT BAO LÂU LÀ ĐỦ
Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng bà mẹ nên vắt khoảng 20 phút. Đa số các mẹ có thể vắt trong 15p nhưng không ai cố vắt hơn 20 phút cả. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên vắt thêm 5 phút sau khi sữa ngừng chảy điều này sẽ gửi thêm tín hiệu để cơ thể sản xuất sữa, giúp mẹ tăng lượng sữa. Nhưng nói chung không bao giờ vắt quá 20p vì sẽ hại cho ngực của mẹ.
Những lời khuyên tiêu chuẩn là vắt khoảng 15-20 phút. Thậm chí ngay cả khi trong suốt 15p đó sữa không ra thì bạn vẫn nên vắt để kích thích tạo sữa. Tôi đã nói chuyện với những phụ nữ chỉ vắt 10 phút và cuối cùng họ bị giảm sữa .
CÀI ĐẶT MÁY VẮT SỮA
Mạnh là hại điều này rất đúng khi nói về lực vắt của máy vắt. Các mẹ có kinh nghiệm đều KHÔNG cài đặt lực hút quá mạnh, mà chọn lực hút vừa phải, thoải mái.
Điều này là rất quan trọng, chọn chế độ lực hút mạnh KHÔNG có nghĩa là sẽ vắt được nhiều sữa hơn. Máy vắt thường có vài chế độ: lực vắt nhẹ, trung bình, mạnh. Khi tôi bị tắc sữa, tôi đã chọn chế độ nhẹ nhất và sau đó hết tắc. Nếu bạn nhìn thấy quầng vú bị hút vào quá mạnh, hãy giảm lực. Vắt máy mà thấy hơi đau, khó chịu thì cứ giảm lực xuống. Càng dễ chịu, thư giãn thì sẽ càng nhiều sữa hơn.
Càng thư giãn = càng nhiều sữa hơn!VẮT BAO NHIÊU ML LÀ ĐƯỢC??
Mẹ có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ ăn sữa mẹ (trong bình) có vẻ bú ít hơn các bé ăn sữa công thức. Điều này hoàn toàn bình thường vì sữa mẹ rất dễ hấp thụ, bé sẽ ăn theo nhu cầu. Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên bé phải bú thường xuyên hơn; nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ phải tăng số ml trong mỗi cữ. Và tuyệt đối đừng so sánh lượng ăn hay cân nặng với các bé ăn sữa bột nhe!
Khi một em bé bú mẹ trực tiếp, nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng mỗi cữ bé bú với lượng khác nhau, và độ dài thời gian bé bú KHÔNG phải lúc nào cũng tương quan với lượng sữa. Nhìn chung, các bé trung bình ăn hết 570-900 ml mỗi ngày (24 giờ), nhưng số ml ở mỗi cữ có thể thay đổi. Sự thay đổi này hoàn toàn do nhu cầu tự nhiên của bé, không phải tại cái vú mẹ, và mẹ đừng quá lo.
LƯU Ý: nghiên cứu cho con bú hiện tại KHÔNG cho thấy mối liên quan giữa chất lượng sữa mẹ với cân nặng của bé từ 1-6 tháng.
Để biết bé bú đủ hay chưa và tính lượng sữa cho bé, bạn xem ở đây.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO BÉ TI BÌNH
Đầu tiên, hãy nhớ rằng bé có thể bị ăn quá no hay sặc sữa nếu ti bình. Lý do ở chỗ: việc bú bình rất khác với bú mẹ. Bú bình khiến cho bé không kiểm soát được dòng chảy của sữa. Do đó chuyên gia khuyên bạn nên dùng van chống sặc hoặc núm vú riêng cho các bé sơ sinh để giảm nguy cơ sặc sữa.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG hâm sữa bằng lò vi sóng vì sữa sẽ không được làm ấm đều và có thể sẽ quá nóng (khiến bé bị bỏng); và thậm chí còn làm giảm chất lượng sữa, phá hủy dinh dưỡng.\
Mẹ có thể hâm sữa bằng máy chuyên dụng, hoặc hâm bằng cốc nước ấm như thế này là được. KHÔNG cần hâm sữa tới mức NÓNG, ẤM.Bạn cũng KHÔNG nên LẮC MẠNH bình, túi chứa sữa mẹ vì động tác này làm phá vỡ các kháng thể trong sữa mẹ. Thay vào đó, chỉ cần lăc nhẹ và đều tay là được.
Lý tưởng nhât khi cho bé ti bình là cho bé ăn theo cách như bé đang bú mẹ trực tiếp vậy: cho bé bú theo nhu cầu, không theo lịch trình cứng nhắc. Sữa mẹ sẽ tiêu hóa trong vòng 90 phút, như thế các cữ bú có thể cách nhau từ 1,5 đến 3 giờ. Bé càng nhỏ thì càng ăn thường xuyên; khi bé lớn dần thì thời gian giữa các cữ sẽ tăng lên; mẹ hãy linh hoạt giãn cữ chứ đừng bắt bé lớn phải ăn 1-2h/lần như hồi 1-2 tháng.
Nhẹ nhàng đưa bình về phía bé, không ép buộc không căng thẳng, để núm vú kê lên miệng bé và bé sẽ tự đớp núm. Chọn bình chọn núm không quan trọng bằng cách cho ăn. Mỗi cữ bú kéo dài 15-20 phút, bạn cần cho bé thời gian để ăn hết bữa ăn của mình, KHÔNG đổ xô vào miệng bé để ăn càng nhanh càng tốt.
Có thể thay đổi tư thế bú trong giữa cữ ăn. Ví dụ: bạn có thể ôm bé hoặc bế đứng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG LƯỢNG SỮA
Sau đây là một số lời khuyên của các bà mẹ đã/đang vắt sữa hoàn toàn. Nếu như các mẹ cho bú trực tiếp được khuyên là cho bú thường xuyên, thì các mẹ vắt sữa được khuyên là vắt thường xuyên và vắt đủ lâu để làm trống ngực.
Đầu tiên: uống thật nhiều nước. Tôi không uống đến 1 mét khối nước đâu, nhưng phải uống nhiều. Kiểm tra màu nước tiểu của mình (nghe có vẻ buồn cười nhỉ!): nước tiểu màu vàng tức là bạn chưa uống dủ nước!
Ăn uống đủ chất vì việc vắt sữa sẽ làm bạn giảm cân. Việc này khiến bạn đói meo, bạn cần thêm calo vì bạn đang mất nhiều calo cho việc tạo sữa, vắt sữa. Khi bạn ăn không đủ, bạn có thể thấy chóng mặt và cảm thấy như bạn đang bỏ rơi con mình vậy. Không được đâu
Hãy ăn nhiều ngũ cốc, tốt nhất là ngũ cốc nguyên cám chứ đừng ăn loại ăn liền. Các đồ ăn liền không cung cấp đủ chất cho bạn đâu.
Top 10 thực phẩm cho mẹ sữa: Trứng, hạnh nhân, các loại cá béo (vd cá hồi), cam, cà rốt, gạo lức, yến mạch, dầu dừa, rau họ cải (vd rau chân vịt), hạt thảo linh lăng.Ngủ đủ. Tôi biết là điều này không dễ dàng gì. Nhưng nếu mệt thì hãy ngủ một giấc ngắn, kể cả khi việc ngủ khiến bạn phải lùi lịch vắt sữa một chút. Nhưng cứ ngủ đi. Cơ thể nghỉ ngơi thì mới sản xuât được sữa. Không được ngủ thì ngồi hay nằm nghỉ cũng được. Giữ sức là quan trọng.
Đừng căng thẳng quá nhiều. Điều này tất cả phụ thuộc vào cách cá nhân bạn xử lý căng thẳng. Căng thẳng chắc chắn sẽ làm giảm lượng sữa.
Một số người uống bia đen hay rượu vang để tăng lượng sữa. Một chút đồ uống có cồn nhẹ sẽ tăng lưu thông máu và đúng là sẽ tăng lượng sữa; nhưng đây KHÔNG phải là cách mà chuyên gia khuyên bạn nên dùng.
Cứ uống các loại trà lợi sữa nếu bạn muốn. Không chuyên gia nào nghiên cứu về nó; nhưng uống xong mà thấy tinh thần thoải mái, tự tin hơn thì sẽ có lợi cho tâm lý, hormone của bạn.
Có các loại thảo mộc lợi sữa như Fenugreek và thuốc kê theo đơn bác sĩ để lợi sữa. Đây là cách cuối cùng để tăng lượng sữa, nhưng tôi cũng không lạm dụng nó.
Quan trọng nhất, thói quen vắt sữa tốt sẽ duy trì lượng sữa và giúp tăng lượng sữa của bạn.
CÁC MẸO VÀ KINH NGHIỆM VẮT SỮA HOÀN TOÀN
CHO CÁI TAY CỦA BẠN NGHỈ NGƠI. Kinh nghiệm đắt giá mà tôi nghiệm ra được đấy. Dùng áo vắt sữa chuyên dụng để giữ bình vắt, bật máy cho máy tự vắt còn mình thì ngồi xem tivi. Điều này giúp tôi KHÔNG nhìn vào chai để hóng xem mình vắt được bao nhiêu ml rồi. Tâm trí tôi không lo lắng nữa và thời gian trôi thật nhanh.
Bạn có thể dùng áo ngực cũ, áo cho con bú và chỉ cần cắt một khe hở ở vạt áo để lắp phễu vắt vào. Tôi đã làm điều này một thời gian; nhưng sau đó tôi cũng ko muốn ngày nào cũng phải mặc cái áo này. Do đó, đôi lần tôi mặc áo ngực bình thường; trước khi vắt sữa thì thay ra. 7 lần 1 ngày, cũng không ít đâu. Cuối cùng tôi quyêt định đầu tư áo vắt chuyên dụng cho sướng.
Cái áo vắt bustier này hay ở chỗ bạn có thể kết hợp nó với bất kỳ loại áo cho con bú nào. Đến lúc vắt sữa, tôi chỉ việc cởi cúc áo, lắp áo vắt lên trên áo ngực (loại cho con bú), quấn đai, lắp phễu vắt vào đúng chỗ, kéo khóa và bắt đầu ấn nút vắt.
KINH NGHIỆM VỚI TỦ LẠNH nơi bạn cất bình và phễu văt sau mỗi cữ vắt. Tôi đặt cả bình và phễu vắt vào một túi zip rồi cho chúng vào tủ lạnh. Sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh tới 48h (thậm chí lâu hơn nếu bạn có 1 cái tủ lạnh đời mới). Vì thế, một chút sữa dính trên phễu cũng ko sao cả. Mỗi ngày tôi chỉ rửa và tiệt trùng bình, phễu vắt một lần, thay vì 7 lần/ngày.
KINH NGHIỆM TRỮ SỮA: Không cần sử dụng loại túi quá xịn vì sẽ rất tốn kém. Các mẹ dùng túi thường cũng được. Sau khi trữ được nhiều sữa rồi thì tôi lại cho các túi sữa vào 1 túi zip lớn, ghi ngày tháng trên nhãn túi và đưa tất cả vào tủ đông. Điều này giúp tôi kiểm soát ngày tháng của sữa tốt nhất và sữa không bị rò rỉ, rách túi, khiến sưa bị bẩn. Thường thì tôi cho sữa của 2 ngày vào 1 túi zip lớn.
VỪA VẮT SỮA VỪA CHĂM CON. Cữ vắt đầu tiên vào sáng sớm, tôi thường dùng áo vắt sữa để tay được tự do. Tôi tranh thủ chơi với con, đặt con trên sàn nhà hoặc giường; vừa vắt vừa cho con ti bình. Khi con ăn xong thì mình cũng vắt xong. Tôi cho con đi ngủ và tôi cũng ngủ. Vừa tiết kiệm thời gian vừa thấy rất thoải mái.
Tôi cũng thường dùng một chiếc ghế bành lớn, thoải mái khi vắt. Trong lúc vắt sữa, tôi tranh thủ lướt web hay xem phim. Thời gian vắt dường như rút ngắn lại, mọi thứ thoải mái hơn.
VIỆC CHĂM CON KHI ĐANG VẮT SỮA: bạn có thể ko phải bận tâm về việc này lắm, tùy vào tính cách hay độ tuổi của bạn.
Hãy giải thích cho con rằng mẹ đang vắt sữa, tạm thời mẹ chưa chơi với con được, mẹ chưa có mặt ngay được.
Hãy cho bé một đồ vật để chơi, tập trung giải trí; hoặc cho con chọn một món đồ mà con rất thích khi đi siêu thị. Đến lúc vắt sữa, bạn cho bé chơi với món đồ này khi bạn vắt. Và ra một luật là: bé chỉ được chơi món này khi mẹ vắt sữa thôi. Điều này giúp bé không giận dữ hay tủi thân khi mẹ mải vắt sữa mà không dành thời gian cho bé
Cảnh báo: quá nhiều caffeine có thể làm giảm sữa hoặc café đi vào sữa làm cho bé bứt rứt, tăng động. Tôi không uống café, chè (trà), nước tăng lực và hạn chế socola. Tất cả đều chứa caffeine mà.
Thận trọng với các Thuốc có Sudafed (pseudoephedrine HCl) vì chúng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa! Hãy cẩn thận!
Thường xuyên thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa. Việc cho con bú/duy trì vắt sữa có thể giúp bạn tránh thai nhưng không đảm bảo 100%. Nếu bạn có kinh trở lại thì lượng sữa sẽ bị giảm.
Nhớ uống thuốc bổ (vitamin tổng hợp) và canxi trong suốt thời gian duy trì vắt sữa.
KHI NÀO THÌ MỌI THỨ TRỞ NÊN DỄ DÀNG?
Sau khoảng 3 tháng duy tri vắt sữa thì cơ thể bạn sẽ hoàn toàn quen với việc này.Đây là lúc bạn có thể bắt đầu giảm số lần vắt mỗi ngày mà không bị giảm lượng sữa. Những khó khăn mỏi mệt trước đây có lẽ đến lúc này sẽ biến mất. Ban đầu tôi vắt 10 cữ/ngày và sau 3 tháng thì giảm còn 4 cữ/ngày mà vẫn đủ sữa.
Nếu bạn không thể vắt đủ lượng sữa chỉ sau vài cữ thì hãy tăng số cữ lên vậy. Điều này phụ thuộc vào mức độ sản xuất của mỗi mẹ (là khác nhau).
BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC VIỆC NÀY!!!
Tôi tin chắc rằng việc vắt sữa phụ thuộc 10% vào sinh lý và 90% về tâm lý. Càng suy nghĩ tích cực, càng vắt được nhiều hơn. Đó là lý do tại sao người ta sinh ra cái áo vắt sữa để mẹ thấy thoải mái, nghỉ ngơi và vắt được nhiều hơn.
Rất nhiều người không hiểu gì về việc vắt sữa. Tôi vẫn nhận được câu hỏi ngu ngốc như tại sao mày không cho con bú? Vâng, thì nó có bú đâu! Ha! Vậy nên cứ làm bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy thoải mái. Đôi khi người lạ hỏi tôi là tôi đang cho con bú không, tôi chỉ nói có. Thế là xong.
Tôi biết nhiều phụ nữ không biết về cách vắt sữa này nên con họ không được hưởng sữa mẹ. Đừng nghe bác sĩ hoặc y tá nói với bạn điều này là không thể. Không chỉ là việc thông tin không được lan tỏa, đôi khi y bác sĩ còn tư vấn sai bét (VD: họ bảo bạn chỉ cần vắt 10 phút thôi). Trong khi đó, trong nhóm các mẹ vắt sữa của tôi, đã có mẹ vắt được hơn 1 năm rồi.
Quan trọng nhất, nếu vì lý do nào đó bạn đơn giản là muốn dừng lại, không sao cả! Hãy nhớ rằng, một mẹ hạnh phúc = một em bé hạnh phúc. Bạn cứ làm bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy là đúng cho cả gia đình bạn. Việc vắt sữa có thể mệt mỏi, khó khăn. Việc bạn cho con ăn như nào, đúng sai không quan trọng.
Tất cả chúng ta, ai chẳng có những ngày muốn bỏ cuộc, muốn cai sữa. Đó là lý do vì sao việc hỗ trợ, động việc nhau RẤTTTTTT là quan trọng.
****************************************
(Lời người viết): Cảm ơn các mẹ trên diễn đàn Vắt sữa hoàn toàn Parentsplace (nay không còn tồn tại), và đặc biệt là mẹ Shanna và mẹ Margaret để chia sẻ thông tin của họ, chia sẻ sự giúp đỡ quý báu của họ trong việc tạo ra trang này.
(Lời người dịch): bepthuong.wordpress.com dịch bài này trong tâm thế gấp gáp, thời gian vội vàng nên có một số đoạn có thể không được chính xác 100% và một số đoạn dài dòng bị lược bỏ.
Tôi hy vọng những thông tin này sẽ thực sự có ích về mặt lý thuyết cũng như tinh thần đối với các mẹ đang kiên trì và tâm huyết vắt sữa cho con.Bài dịch sẽ được chia sẻ trên fanpage Hội sữa mẹ Quảng Ninh.
Nếu phát hiện trong bài dịch có lỗi sai, làm ơn hãy thông báo cho tôi biết để tôi kịp thời sửa chữa.
Tôi sẽ KHÔNG đồng ý nếu bài dịch này bị sử dụng lại trên các trang tin và xuất bản phẩm khác mà không được xin phép. Chúng ta hãy là những công dân văn minh nhé.
Share this:
Related
- 9 BÍ QUYẾT ĐỂ VIỆC VẮT SỮA LÂU DÀI TRỞ NÊN KHẢ THI
- July 27, 2016
- In "Gia đình"
- Bí quyết đơn giản giúp Aeon Mall Long Biên khai trương thành công
- November 25, 2015
- In "Truyền thông"
- Tổng hợp 80+ Báo cáo và Nghiên cứu thị trường, ngành hàng, khách hàng và mẫu Kế hoạch/Báo cáo PR Marketing
- November 11, 2015
- In "Dành cho sinh viên"
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
-
Nếu bạn đang tò mò không biết crush nào hay người bạn bí mật nào đang theo dõi facebook của bạn âm thầm nhưng không biết cách tìm ra đối tượ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: