An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm là gì

Ngày đăng: 20:39:12 14/01/2014

Nguyên lý củaan toàn sinh họclàngăn chặncác tác nhân vi sinh vậtlây nhiễm.Thuật ngữ"ngăn chặn"nghĩa là sử dụngcácphươngphápan toàn,cơsởvậtchấtvà trang thiết bịđể quản lýcácvật liệutruyền nhiễmtrong môi trườngphòngthínghiệm.Các yếu tố trong việc ngăn chặn để bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường bên ngoài bao gồm kỹ thuật vi sinh an toàn, sử dụng trang thiết bị thích hợp an toànvà cơ sở tiện nghi. Đánh giá rủi ro trong công việc đối với các tác nhân lây nhiễm cụ thể sẽ quyết định cùng với việc lựa chọn sử dụng các yếu tố ngăn chặn phù hợp.

Kỹ thuật thực hànhphòng thí nghiệm:

Yếutốquan trọng nhấttrong việcngăn chặnlà phải tuân thủnghiêm ngặttiêu chuẩnthực hành kỹ thuậtvi sinh. Nhân viên phải có nhận thức về mối nguy hiểm tiềm ẩn khilàmviệcvới các tác nhânlây nhiễmhoặc các vật liệucó khả nănglây nhiễm.Nhân viên phảiđược đào tạo khi làm việc với tác nhân lây nhiễm, có kiến thức vàthực hành thành thạocác quy trình kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm và phải chịu trách nhiệm khi làm việc với bất kỳcác tác nhânhay vật liệulây nhiễm.Lãnh đạo hoặcngườiphụ tráchphòng thí nghiệmcó trách nhiệmhướng dẫnhoặcđào tạochonhânviên trước khi thực hiện thao tác trong PTN.

Mỗiphòng thí nghiệmcần xây dựngsổ tay vềan toàn sinh họcvàquy định cụ thểtrong quy trìnhthực hànhđể giảm thiểuhoặc loại bỏ khitiếp xúc vớicác tác nhânnguy hiểm. Nhân viên phảiđượcthông báo vềtác nhân nguy hiểmđặc biệtvàyêu cầuphải làm theocác quy trình thực hànhcầnthiết. Các nhân viênnênthamkhảoýkiếnvớicác chuyên giaan toàn sinh học.

Khi tiêu chuẩnthực hànhphòng thí nghiệmkhôngđủ khả năng để kiểm soátcáctác nhânnguy hiểmđặc biệtthìcầncóbiện pháp bổ sung. Lãnh đạophòng thí nghiệmcó trách nhiệmlựa chọncác biện phápbổ sungphù hợp vớicác tác nhân nguy hiểm. Các biện pháp bổ sung có thể bao gồm thiết kế cơ sở tiện nghiphù hợp vớitính năng,thiết bị an toànvà kỹ thuật thực hành an toàn.

Thiết bị an toàn ( rào cản đầu tiên và thiết bị bảo vệ nhân viên)

Thiết bị an toàn bao gồm tủ an toàn sinh học ( BSC) và các thiết bị kiểm soát khác có khả năng loại bỏ hoặc giảm thiểu khi tiếp xúc với tác nhân nguy hiểm. Tủ an toàn sinh học là thiết bị chính để ngăn chặn khí dung lây nhiễm được tạo ra trong qua trình thao tác với tác nhân lây nhiễm. Thiết bị an toàncũng có thểbao gồm các thiết bịbảo hộ cá nhânnhưgăngtay, áo choàng,giầykín mũi,mặt nạ,kính bảo hộ.Thiết bị bảo hộcá nhânđượcsử dụngcùng vớitủ an toàn sinh học khi thao tác với tác nhân lây nhiễm.

Cơ sởtiện nghi(rào cản thứ hai)

Thiết kế và xây dựngcơ sở tiện nghi phù hợp sẽ tạomột rào cảnbảo vệ những người làm việc bên trong vàbênngoàiphòng thí nghiệm tiếp xúc vớicáctác nhân lây nhiễmđượctạo ratừ phòng thí nghiệm.Lãnh đạophòng thí nghiệmcó trách nhiệmcung cấp cơ sở vật chấtphù hợpvớichứcnăngcủaphòng thí nghiệmvà cấp độan toàn sinh họcđối với các tác nhânđangsử dụng. Thiết kế cơ sở tiện nghitrong phòng thí nghiệm bao gồm tách khu vực làm việc trong phòng thí nghiệm với khu vực hành chính, có nồi hấp tiệt trùng và phương tiện rửa tay trong phòng thí nghiệm.

Khi tác nhân lây nhiễm tạo ra khí dung thì ở cấp độ an toàn sinh học càng cao thì khả năng ngăn chặn tác nhân thất thoát ra môi trường càng cao.

Cấp độ an toàn sinh học (BSL):

Có bốn cấp độ an toàn sinh học kết hợp với các yếu tố về cơ sở tiện nghi phòng thí nghiệm, thiết bị an toàn và kỹ thuật thực hành phòng thí nghiệm. Sự kết hợp này phải phù hợp với chức năng hoạt động của phòng thí nghiệm.

Các nhóm tác nhân lây nhiễm kết hợp với phương thức lây truyền sẽ xác định công việc được tiến hành ở cấp độ an toàn sinh học nào.Xem bảng 1: Tóm tắt cấp độ an toàn sinh học (BSL) theo nhóm tác nhân lây nhiễm

Bảng 1: Tóm tắt cấp độ an toàn sinh học (BSL) theo nhóm tác nhân lây nhiễm

BSL

Tác nhân

Tiêu chuẩn

thực hành

Thiết bị

an toàn

Cơ sở

tiện nghi

1

Gây ra những bệnh ở người trưởng thành, có khả năng miễn dịch

Tiêu chuẩn thực hành vi sinh

PPE: áo choàng, găng tay, khâu trang để bảo vệkhi cần.

Bàn làm thí nghiệm và bồn rửa

2

Gây bệnh ở người.

Đường lây truyềnqua datổn thương,tiêu hóa, tiếp xúcniêm mạc

Giống BSL 1, cộng thêm:

  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân.
  • Có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sinh học:
  • Biện pháp phòng ngừa các vật sắc nhọn.
  • Khử nhiễm các chất thải
  • Sử dụng tủ an toàn sinh học và các thiết bị ngăn chặn vật lý khi tao tác với tác nhân lây nhiễm tạo ra khí dung.
  • Áo choàng, găng tay, khâu trang, kính mắt để bảo vệ khi cần

Giống BSL1, cộng thêm:

  • Nồi hấp tiệt trùng trong phòng xét nghiệm.

3

Các tác nhâncó thểgây bệnhnghiêm trọng hoặcgây chết ngườiqua đườnghít .

Giống BSL2, cộng thêm:

  • Cần kiểm soát khi tiếp xúc với tác nhân.
  • Khử nhiễm với tất cả chất thải.
  • Khử nhiễm quần áo phòng thí nghiệmtrước khi đưa ra ngoài.
  • Sử dụng tủ an toàn sinh học hoặc các thiết bị ngăn chặn vật lý khi thao tác với tất cả các tác nhân lây nhiễm.
  • Quần áobảo hộ,găng tay, khẩu trang,kính mắtvà thiết bịbảovệđường hô hấpkhi cần.

Giống BSL2, cộng thêm:

  • Ngăn cách vật lý từ hành lang vào phòng thí nghiệm. Tạo luồng không khí âm trong phòng thí nghiệm.
  • Cửa phòng thí nghiệm đóng tự động.
  • Khí thái không tái tuần hoàn.

4

Các tác nhân nguy hiểm/lạ thường gây tử vong khi bị lây nhiễm và không có

vắc-xin phòng ngừa hoặc chưa có phương pháp điều trị.

Giống BSL3, cộng thêm:

  • Thay quần áotrước khi vào PTN.
  • Có vòisen tắmở lối ra.
  • Tất cả cácvật liệuphải được khử nhiễm trước khi đem ra ngoài.
  • Tất cả các quy trình phải tiến hành trong tủ an toàn sinh học kết hợp vớiáp suất dương và khí cấp phù hợp

Giống BSL3,cộng thêm:

  • Xây dựng khu vực biệt lập.
  • Hệ thống khí cấp, khí thải, chân không và khử nhiễm chuyên dụng.

Nguồn:http://www.cdc.gov/biosafety/publications/bmbl/BMBL.pdf.Biosafety in Microbiogical and Biomedical laboratories5thEdition

Video liên quan

0 nhận xét: