quan điểm, chính sách dân tộc của đảng và nhà nước việt nam
Ảnh: Hội thảo công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS
Nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với khoảng hơn 14 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải Miền Trung. Trong 53 DTTS có 5 dân tộc trên 1 triệu người, 16 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1.000 người (1).
Miền núi là địa bàn rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của nước ta, là nơi sinh sống lâu đời của phần lớn các DTTS, có tiềm lực kinh tế to lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm đất, rừng, sinh vật, thủy năng, khoáng sản, cây công nghiệp,... với địa thế cao, dốc và thảm thực vật lớn, miền núi đóng vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả nước. Nằm dọc biên cương phía bắc và phía tây Tổ quốc, miền núi lại có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với thế giới và các nước trong khu vực cho nên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước.
1. Quan điểm của Đảng đối với vấn đề dân tộc
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển".
Đặc biệt là thời kỳ đổi mới, vấn đề dân tộc ở nước ta cùng với các vấn đề về đoàn kết các dân tộc và công tác dân tộc ngày càng được Ðảng ta xác định, bổ sung và khẳng định toàn diện, đầy đủ hơn và thể hiện trong từng văn kiện của Đảng, nhằm định hướng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Đại hội lần thứ VI của Đảng Đại hội chính thức mở đầu công cuộc đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc và đề ra một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi (Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989). Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược". Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định lại và phát triển thêm: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đã ra Nghị quyết riêng về Công tác dân tộc, trong đó nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam"(2). Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng một lần nữa khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta(3).
Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta kế thừa các quan điểm, đường lối của các Đại hội trước đó, tiếp tục thể hiện tư tưởng kiên trì, nhất quán; Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"(4).
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương đường lối về dân tộc và chính sách dân tộc: Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc"(5).
Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác dân tộc. Tại phiên họp ngày 17/10/2019 của Ban Chấp hành Trung ưởng Đảng khóa XII, sau khi nghe Ban Chỉ đạo Trung ương báo cáo kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã kết luận: "Qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết, công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước"(6). Theo đó, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Ngoài các văn kiện quan trọng trên, trong thời kỳ này công tác dân tộc và chính sách dân tộc còn có các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng vùng DTTS, như: (i) Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; (ii) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/11/2011 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 08/01/2002 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; (iii) Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020; (iv) Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2020.
Cùng với việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS, trong giai đoạn từ 2003 đến nay tiếp tục thực hiện 5 Chỉ thị và các Kết luận của Ban Bí thư về công tác đổi mới đối với một số dân tộc: (i) Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư về một số công tác ở vùng dân tộc Mông; (ii) Thông tri số 03/TT-TW ngày 17/10/1991 của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào Chăm; (iii) Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 18/4/1991 và hiện nay là Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; (iv) Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư về việc Tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới.
Như vậy có thể thấy, giai đoạn từ 2003 đến 2019, chủ trương, đường lối về công tác dân tộc, chính sách dân tộc được Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm và ban hành bằng những văn bản cụ thể, làm cơ sở cho Nhà nước thể chế hóa thành chính sách dân tộc. Điểm đổi mới quan trọng nhất trong giai đoạn này là sự bổ sung, phát triển đường lối, quan điểm về vấn đề dân tộc trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, trong đó, đáng chú ý là: (i) Thay đổi trật tự các từ thể hiện quan điểm, từ bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng... của Đại hội XI thành bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết... ; (ii) Bổ sung thêm quan điểm giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc..."; (iii) phát triển quan điểm "giúp nhau cùng tiến bộ..." thành "giúp nhau cùng phát triển..."; (iv) Bổ sung thêm địa bàn trọng điểm vùng có đông đồng bào DTTS "Tây duyên hải miền Trung, ngoài 3 khu vực là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ như Đại hội XI xác định; (v) bổ sung, phát triển "Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc".
2. Hiến pháp, hệ thống pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013; Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội xem xét, thông qua hệ thống pháp luật, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cụ thể:
- Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp 2013 đã hiến định nhiều nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
Hiến pháp 2013 chỉ rõ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc;Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước (Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5).
Hiến pháp quy định quyền người DTTS với tư cách là công dân của Nước CHXHCN Việt Nam: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (Khoản 1, 2, 3 Điều 24). "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34); "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41); Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp" (Điều 42).
Hiến định trách nhiệm của Nhà nước: "Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Khoản 1 Điều 58); Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề (Khoản 3 Điều 61).
Hiến định về thẩm quyền của Quốc hội trong quyết định chính sách dân tộc. Tại Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên có quy định Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn "Quyết định chính sách dân tộc" (khoản 5 Điều 70). Như vậy, điểm nổi bật nhất so vói Hiến pháp sửa đổi năm 2003 đó là Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn Quyết định chính sách dân tộc.
Ban hành hệ thống luật: Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Quốc hội đã thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, nội dung của Hiến pháp thành các quy định trong các Luật khung và Luật chuyên ngành nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền cũng như chính sách hỗ trợ phát triển cho đồng bào DTTS. Riêng từ năm 2010 đến nay, có 42 luật với 96 điều (7) đề cập liên quan đến DTTS, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được quy định theo các lĩnh vực: kinh tế; văn hóa - thông tin; giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ môi trường; công tác cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đây là cơ sở, nền tảng chính sách để Chính phủ có căn cứ pháp luật cụ thể hóa thành các chính sách dân tộc.
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 với 89,44% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Nghị quyết xác định các nội dung chủ yếu của Đề án: phạm vi, đối tượng điều chỉnh; quan điểm; các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030; những trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên; tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS&MN; các chính sách đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia; tín dụng ưu đãi và vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là DTTS; kinh phí thực hiện Đề án; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em DTTS. Trong đó, xác định mục tiêu tổng quát là: "Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống thu nhập so với bình quân chung của cả nước;..."(8).
Quốc hội thông qua Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đây là quyết định có tính lịch sử, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận và thông qua Đề án dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN, đảm bảo thực hiện Khoản 5 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 là "Quốc hội quyết định chính sách dân tộc. Quốc hội phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 sẽ đảm bảo nhất quán quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, thực sự là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ cho toàn bộ hệ thống chính trị, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ với các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng đồng bào DTTS&MN.
Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có tính lý luận và thực tiễn cao, ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS&MN; giải quyết những khó khăn, thách thức, tạo điều kiện để vùng đồng bào DTTS&MN phát triển đi lên cùng đất nước. Việc tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án sẽ giải quyết được những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, đáp ứng mong đợi của đồng bào DTTS; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN phát triển nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số bức xúc của người DTTS sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Đề án thực hiện sẽ đạt được đa mục tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; góp phần củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và nâng cao niềm tin của đồng bào các DTTS đối với Đảng và Nhà nước.
3. Hệ thống chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành hệ thống chính sách cụ thể liên quan đến đồng bào DTTS và vùng DTTS&MN.
Ban hành các chính sách khung
Lần đầu tiên trong lịch sử lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng có 2 văn bản đặc biệt quan trọng được Chính phủ ban hành đó là Nghị định về công tác dân tộc và Chiến lược về Công tác dân tộc.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, là khung pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng. Theo Nghị định này, Chính sách dân tộc bao gồm 12 nhóm chính sách bao phủ toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng.
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc qua việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; đây là định hướng khung quan trọng về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Sau thời điểm ban hành Chiến lược, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Công tác dân tộc (trước đó, ngày 27/10/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1971/CT-TTg về Tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước). Bên cạnh đó, ngày 10/9/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg về Phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, quyết định này đưa ra 19 chỉ tiêu phát triển đối với DTTS đến năm 2020 và năm 2025. Như vậy, về chính sách khung, giai đoạn này Chính phủ có nhiều đổi mới, mang tính đột phá.
Ngày 15/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Theo đó, Chính phủ xác định các nhiệm vụ triển khai thực hiện cụ thể: (i) Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN và chính sách dân tộc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản liên quan không còn phù hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án; (ii) Xây dựng các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ chín 9 (tháng 5 năm 2020) để thực hiện từ năm 2021; (iii) Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; (iv) Căn cứ phạm vi, đối tượng, định mức, nhiệm vụ cụ thể, Chính phủ tổng hợp, cân đối, dự toán nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; (v) Hàng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 trước Quốc hội; 5 năm tổ chức tổng kết, trình Quốc hội về cơ chế, chính sách tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2026-2030; (vi) Chính phủ phân công các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo tiến độ theo nội dung của Nghị quyết số 88/2019/QH14; giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, định kỳ báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết.
Ban hành các chính sách cụ thể theo từng lĩnh vực
Hệ thống chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ; so với chính sách qua từng giai đoạn từ 2001-2010, 2011-2015 và từ 2016 đến nay, các chính sách giai đoạn này có nhiều thay đổi, được đổi mới từ tư duy, định hướng cho đến cơ chế thực hiện để phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước cũng như của từng khu vực vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn. Chính sách đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Theo tổng hợp của Ủy ban Dân tộc (9), tổng số chính sách đang còn hiệu lực gồm có 118 chương trình, chính sách triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS, vùng DTTS và 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào DTTS. Ngoài những chính sách tác động trực tiếp đến vùng DTTS&MN, hiện nay còn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng DTTS&MN. Nội dung các chính sách giai đoạn này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo, phát triển sản xuất trong nông lâm nghiệp, thủy sản (23 văn bản); giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (21 văn bản), cơ sở hạ tầng (13 văn bản), bảo tồn và phát triển văn hóa thông tin (14 văn bản) và phát triển cán bộ DTTS (05 văn bản),...
Có thể phân thành các nhóm chính sách dân tộc theo từng lĩnh vực như sau:
(1) Nhóm chính sách về giảm nghèo:
- Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; tạo sinh kế, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Các chính sách giảm nghèo đặc thù được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, gồm Chương trình 30a, Chương trình 135 (Quyết định 1722/TTg ngày 02/9/2016) và một số chương trình, chính sách riêng dành cho khu vực đồng bào DTTS&MN như: hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề, ổn định dân di cư tự phát (Quyết định số 2085/QĐ-TTg và 162/QĐ-TTg); chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020 (Nghị định số 75/2015/NĐ-TTg ngày 09/9/2015);...
- Nhóm chính sách về tín dụng ưu đãi: Tín dụng đối với hộ nghèo (Quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013); Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo (Quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015); Tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Quyết định 31/QĐ-TTg ngày 05/3/2007; Quyết định 306/QĐ-TTg ngày 26/02/2016); tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009); Tín dụng đối với hộ nghèo (Quyết định 307/QĐ-TTg ngày 26/02/2016); điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH (Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015);...
(2) Nhóm chính sách giáo dục - đào tạo: Chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục (Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 và Nghị định 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015)); chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015); chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016); Chính sách ưu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS (Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017); chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non (Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018); Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người DTTS (Quyết định 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013); Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1719/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2016); Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016); Chương trình sữa học đường (Quyết định 1340/2016/QĐ-TTg ngày 08/7/2016); chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005); chính sách dạy nghề cho học sinh, sinh viên DTTS (Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005); chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 07/01/2015);...
(3) Nhóm chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe: Chính sách bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế); chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/9/2009); Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi (Quyết định 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007); Chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009); Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 226/QĐ-TTg ngày 22/01/2012); chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo (Quyết định 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012); Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới (Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016); Chương trình sức khỏe Việt Nam (Quyết định 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018);...
(4) Nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ người DTTS: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017); chính sách tăng cường, luân chuyển, ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia công tác tại các xã thuộc 61 huyện, xã trọng điểm vùng DTTS, xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (Quyết định 56/2006/QĐ-TTg ngày 13/3/2006; Quyết định 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009; Quyết định 08/2011/QĐ-TTg ngày 26/01/2011); Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020 (Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 22/4/2014); Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới (Quyết định 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016); Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025 (Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018);...
(5) Nhóm chính sách, cơ chế đặc thù về truyền thông và tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục pháp luật: Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Quyết định 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016); Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016); Đề án đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2017-2020 (Quyết định 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017); Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019-2021 (Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019); Đề án thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới (Quyết định 1860/QĐ-TTg ngày 23/11/2017);...
(6) Nhóm chính sách đặc thù đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã, thôn, bản vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn: Chương trình 135 về đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS&MN và Chương trình 30a thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016); Chương trình xây dựng nông thôn mới (Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016);...
(7) Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các DTTS rất ít người (Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016); Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (Quyết định 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011); Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025 (Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015).
(8) Nhóm chính sách, cơ chế đặc thù về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS: Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam, giai đoạn 2017-2020 (Quyết định 2493/QĐ-TTg ngày 22/12/2016); Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017); Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định 1270/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011);...
Ngoài các chính sách dân tộc do Trung ương ban hành, các tỉnh, thành phố vùng DTTS&MN đã quan tâm, ban hành chính sách riêng của địa phương. Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc (9), riêng giai đoạn 2016-2020 đã có 45 tỉnh, thành phố ban hành 282 đề án, kế hoạch, chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt một số địa phương có chính sách khuyến khích hộ gia đình, thôn, xã thoát nghèo (Quảng Nam, Quảng Ngãi), hỗ trợ học viên, nghiên cứu sinh là người DTTS (Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng giải pháp cụ thể và bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện chính sách. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng và tổ chức thực hiện rất tốt chính sách do địa phương ban hành như: Quảng Ninh, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Quãng Ngãi, Sóc Trăng,...
*
Quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện công tác dân tộc và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các tỉnh vùng DTTS&MN có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, bước đầu hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như: cà phê, chè, cao su, tiêu, cây dược liệu, cây lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ,... Kết cấu hạ tầng vùng DTTS&MN từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt nhất là về phát triển kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc được quan tâm; an ninh quốc phòng vùng DTTS&MN được giữ vững; niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên. Có được những kết quả trên là nhờ sự tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, đã tạo được sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào các DTTS đối với Đảng, Nhà nước./.
U Minh Nam
Tài liệu tham khảo:
(1) Chính phủ: Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030 (trình Quốc hội khóa XIV).
(2). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.34.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.121.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.244-245.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.123-124.
(6) Ban chấp hành Trung ương (Khóa XII), Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Hà Nội, 2019.
(7), (9) Ủy ban Dân tộc - Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45, Tài liệu Hội thảo: Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019.
(8) Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
-----------------------
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Dichvumayin.net hôm nay sẽ giới thiệu cho quý khách những dòng máy in giá rẻ đang được ưu chuộng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Những dòn...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: