Ngày 7 tháng 5 năm 1931.
Tiếng
huyên náo và tiếng chân chạy rầm rập trên đường phố New York. Cảnh sát
đang rượt đuổi một tên tội phạm nguy hiểm. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ
lực và quyết tâm, cảnh sát đã tốm được Crowley Hai Súng, một tên giết
người hàng loạt, ngay tại nơi mà hắn không ngờ đến : nhà người yêu cầu
hắn trên đại lộ West End.
Một trăm năm mươi cảnh sát và mật vụ
bao vây toà nhà cao nhất, nơi hắn ẩn náu. Họ chọc thủng mái nhà, phun
khói và bố trí cả súng máy tại các cửa sổ của những cao ốc xung quanh.
Âm thanh chát chúa của những tràng súng máy và súng ngắn vang lên liên
tục trong hơn một giờ đồng hồ. Bên trong căn phòng ở tầng cao nhất ấy,
Crowley ẩn người sau những chiếc ghế bành độn bông dày, quyết liệt chống
trả lực lượng cảnh sát bằng những tràng súng liên thanh. Nhưng cuối
cùng, tên tội phạm có tài thiện xạ này cũng phải đầu hàng.
Cảnh
sát trưởng New York, ông E. P. Mulrooney nhấn mạnh rằng tên Crowley Hai
Súng là một trong những tên tội phạm nguy hiểm và tàn ác nhất trong
lịch sử tội phạm ở thành phố đông dân nhất nước Mỹ này. Một điểm rất
đáng lưu ý về con người Crowley là: Chỉ một lý do cỏn con, thặm chí
không cần có lý do nào, hoặc đơn giản để giải sầu, hắn cũng có thể chĩa
súng vào người khác và bóp cò". Tuy nhiên, đó là suy nghĩ của cảnh
sát. Riêng tên tội phạm máu lạnh này lại không nghĩ như thế. Khi bên
ngoài cảnh sát tìm mọi cách để bắt hắn thì trong phòng, Crowley đang
viết một bức thư. Bức thư còn dính vết máu đỏ. Và, đây là những gì
Crowley đã viết: Dưới lớp áo này là một trái tim mệt mỏi nhưng dịu dàng một trái tim không hề làm tổn thương ai.
Đọc những dòng này, ai chẳng thấy lòng mình xúc động nhưng sự thật thì
lại trái ngược với những gì hắn viết. Chỉ vài giờ trước đó, Crowley đã
nỗ súng vào một cảnh sát giao thông khi anh ta chặn xe hắn để kiểm tra
bằng lái. Khi viên cảnh sát ngã gục xuống, Crowley đã nhảy ra khỏi xe,
chộp khẩu súng ngắn của nạn nhân và lạnh lùng bồi thêm một phát nữa vào
thân hình đang run rẩy hấp hối. Crowley bị kết án tử hình. Trên ghế điện
ở nhà tù Sing Sing, hắn còn nguỵ biện rằng: Phải chăng đây là sự
trừng phạt mà tôi phải chịu vì đã giết người? Không! Đây là sựï trừng
phạt mà tôi phải chịu chỉ vì tôi cần tự bảo vệ mình.
Thật kỳ lạ là một kẻ thủ ác rõ ràng như vậy lại không chịu nhìn nhận tội lỗi của mình.
Tôi
có trao đỗi thư từ qua lại với Lewis Lawer, viên cai ngục nhà tù Sing
Sing (là nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất ở New York).
Lewis Lawer tâm sự: Rất hiếm phạm nhân ở Sing Sing tự xem mình là
người xấu. Họ nghĩ họ cũng là những con người bình thường như anh và
tôi. Họ có thể kể cho anh nghe tại sao họ phá một két sắt hay nhanh tay
bấm cò súng. Hầu hết bọn họ đều tìm cach đưa ra những lý lẽ dối trá để
bào chữa cho những hành vi phạm pháp và vô lương tâm của mình. Họ kiên
quyết cho rằng không có lý do gì để bỏ tù họ cả.
Nếu như Al
Capone(3), Hai Súng và những tay anh chị thuộc các băng đảng xã hội
đen không bao giờ thừa nhận tội ác tày trời của mình thì liệu những con
người bình thường có dễ dàng tự nhìn nhận những sai lầm hết sức đời
thường của mình không?
John Wanamaker, người sáng lập chuỗi cữa hàng bán lẻ mang tên ông, từng thừa nhận rằng: Cách
đây ba mươi năm, tôi hiểu rằng mắng nhiếc người khác là ngu ngốc. Tôi
đã gặp nhiều rắc rối tưởng như không thể chịu đựng trước khi hiểu đượcc
một sự thật hiển nhiên là Thượng đế trao cho mỗi người một đặc điểm
riêng, không ai giống ai. Và, chính vì vậy, tôi không thể đòi hỏi mọi
người hành xử giống nhau và mọi người đều biết tự phê phán mình khi họ
làm một điều gì đó không tốt.
Quả là Wanamaker tài ba đã
sớm rút ra được bài học đó trong khi tôi phải mất cả một phần ba thế kỷ
mày mò tìm kiếm mới bắt đầu hiểu ra rằng có đến 99% trong chúng ta không
bao giờ tự phê phán mình vì bất cứ điều gì, cho dù chúng ta có sai lầm
đến đâu đi nữa.
Chỉ trích là vô bổ, nó chỉ gây ra thái độ chống
đối và bào chữa. Chỉ trích còn có thể trở nên nguy hiểm vì nó chạm vào
lòng kiêu hãnh cố chấp của con ngườii, gây tổn thương tới ý thức về tầm
quan trọng của họ và kết cuộc chỉ tạo nên sự tức giận, căm thù. Chỉ
trích còn gây phản ứng chối bỏ trách nhiệm, đồng thời phát sinh tâm lý
chán nản và nhụt chí trong khi lỗi lầm vẫn không được giải quyết.
B.
F. Skinner, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới đã chứng minh qua thực
nghiệm rằng một con thú nuôi được khen vì hành vi tốt sẽ học nhanh và
nhớ tốt hơn một con thú bi trừng phạt vì hành vi xấu. Những công trình
nghiên cứuu gần đây cho thấy phát hiện này cũng đúng với con người.
Nhà tâm lý học lỗi lạc Hans Selye cho biết: Nỗi sợ bị lên án ở con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng.
George B. Johnston ở Enid, Oklahoma, là người phụ trách về an toàn lao
động cho công nhân trong một công ty thiết kế. Trách nhiệm quan trọng
của ông là làm sao cho các công nhân đội nón bảo hộ mỗi khi họ làm việc ở
công trường. Ông kể lại rằng, mỗi khi bắt gặp công nhân không đội nón
bảo hộ, ông thường dùng quyền lực ép buộc họ phải tuân theo quy định. Họ
miễn cưỡng chấp nhận. Thế nhưng ngay khi ông quay lưng, họ lại cất nón
đi. Sau khoá huấn luyện với Dale Carnegie, ông quyết định thử một cách
tiếp cận khác. Khi thấy một vài công nhân không đội nón bảo hộ, ông hỏi
họ phải chăng chiếc nón không thích hợp hay có điều gì đó không ổn. Sau
đó ông nhắc rằng khi làm việc họ nên đội nón bảo hộ để khỏi bị tổn
thương hay gặp nguy hiểm khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Kết quả là số
công nhân chấp nhận đội nón đã tăng lên mà không có sự phản đối hay
thái độ khó chịu nào nảy sinh.
Có thể dễ dàng tìm thấy vô số thất
bại do tính cách hay phê phán chỉ trích của con người trong suốt chiều
dài lịch sử của mọi dân tộc. Bản chất con người là thế. Những kẻ gây ác,
chê trách người khác không bao giờ tự chê trách và nhìn lại mình. Và,
những lời chỉ trích giống như chim bồ câu đưa thư, bao giờ cũng quay trở
về nơi xuất phát. Có một điều rất nguy hiểm là những người mà ta chỉ
trích, lên án, chắc chắn đều sẽ tìm lý lẽ tự biện hộ cho mình và kết án
ngược lại chúng ta.
Vào buổi sáng ngày 15 tháng 4 năm 1865, Tổng
thống Abraham Lincoln bị John Wilkes Booth ám sát trong căn phòng của
một nhà trọ bình dân đối diện với con đường đi từ nhà hát Ford. Nhìn
Lincoln bằng ánh mắt kính trọng lẫn tiếc thương sâu sắc, Bộ trưởng Quốc
phòng Stanton thốt lên: Đây là nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất của thế giới từ cổ chí kim.
Bí
quyết nào đã tạo nên những thành công của Lincoln trong vai trò lãnh
đạo như thế? Theo tôi, chính cách ông đối xử với mọi người đã giúp ông
nhận được những tình cảm đặc biệt và lòng tin yêu hết mình của họ. Tuy
nhiên, tính cách đó không phải do trời phú mà chính là do ông rèn luyện
mà có.
Ít ai biết rằng trước đây, anh chàng Lincoln khi còn ở
thung lũng Pigeon Creek bang Indiana không chỉ thích chỉ trích cay
nghiệt mà còn thường viết những bức thư và bài thơ chế nhạo người khác
rồi rải ra đường cho mọi người cùng đọc. Cũng ít ai biết rằng, luật sư
xuất sắc Lincoln ở Springfield, bang Illinois, rất hay phê phán công
khai đối thủ của mình bằng các bài viết đăng trên những tạp chí địa
phương. Sự kiêu ngạo và ngông cuồng đó có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa,
nếu như không có một ngày
Đó là một ngày mùa thu năm 1842, chàng
trai trẻ hiếu thắng đã chế giếu một chính khách kiêu ngạo tên là James
Shields bằng một bài viết không ký tên đăng trên tạp chí Springfield. Cả
thành phố cười nhạo James. Thế là, James sục sôi căm phẫn. Bằng mọi
giá, ông ta phải tìm cho ra kẻ viết bài báo nọ. Ông phi ngựa đuổi theo
Lincoln và ném găng thách Lincoln đấu kiếm vì danh dự. Lincoln không
thích đấu kiếm, thậm chí ông đã từng đấu tranh chống lại thủ tục này,
nhưng trong hoàn cảnh đó, ông không thể tránh né nếu muốn bảo toàn danh
dự. Lincoln đượcc phép chọn vũ khí. Vì có cánh tay rất dài nên ông chọn
thanh trường kiếm của kỵ binh và học đấu kiếm cấp tốc từ một người bạn
tốt nghiệp trường West Point. Đến hẹn, ông và James ra một bãi cát bên
sông Mississippi. May mắn thay, vào phút cuối, những người giúp việc của
họ đã giúp cả hai cái đầu đang hừng hực sát khí hiểu ra mọi việc và
chấm dứt được cuộc đọ kiếm một mất một còn.
Chỉ đến khi đối diện
với ranh giới giữa sự sống và cái chết của chính mình và người khác,
Lincoln mới thấy trải nghiệm đó khủng khiếp như thế nào. Cuộc đấu kiếm
chết người bất thành đó đã dạy ông một bài học vô giá về cách cư xử với
người khác. Từ đó trở đi, Lincoln không bao giờ viết thư lăng mạ bất kỳ
ai, không bao giờ chế nhạo ai và gần như không bao giờ chỉ trích ai về
bất cứ điều gì nữa.
Trong suốt cuộc nội chiến ở Mỹ, Lincoln đã
từng đề cử các viên tướng McClellan, Pope, Burnside, Hooker, Meade cầm
đầu đạo quân Potomac. Mỗi vị tướng đều từng phạm những sai lầm khủng
khiếp khiến cho Lincoln nhiều lần rơi vào tình thế tuyệt vọng. Một nửa
đất nước kịch liệt lên án những viên tướng bất tài này. Chỉ riêng
Lincoln luôn tỏ thiện chí và không hề chỉ trích bất kỳ ai trong số họ.
Một trong những câu ông thường hay nói là: Chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án.
Khi bà Lincoln và nội các của ông lên án gay gắt người dân miền Nam, Lincoln đã khuyên rằng: Đừng chỉ trích họ. Vì có thể, chúng ta cũng sẽ hành xủ như thế trong những hoàn cảnh tương tự.
Có
đôi lần, suýt chút nữa chính Lincoln cũng lên tiếng chỉ trích người
khác. Nhưng ông đã không chỉ trích mặc dù ông hoàn toàn có lý do chính
đáng để làm điều đó.
Trận Gettysburg diễn ra trong ba ngày đầu
tháng 7 năm 1863. Đêm 4 tháng 7, tướng Lee, thuộc quân đội miền Nam, bắt
đầu rút quân về phía Nam trong khi mưa bão mang đến những trận mưa như
trút nước. Phía trước ông và đoàn quân bại trận là dòng sông Potomac
đang thét gào, nước cuồn cuộn sủi bọt trắng xoá. Phía sau là một đạo
quân liên minh chiến thắng đang rượt đuổi. Lee bị kẹt ở giữa và hầu như
không còn đường thoát. Từ bộ chỉ huy, Lincoln lập tức nhận ra đây là cơ
hội vàng để bắt gọn đạo quân của tướng Lee và chấm dứt chiến tranh. Thế
là Lincoln ra lệnh cho tướng Meade ngừng triệu tập hội đồng chiến tranh
mà lập tức lên đường tấn công Lee. Lincoln đã chuyển lệnh bằng điện tín
và sau đó còn cử một đặc phái viên đến gặp Meade yêu cầu phải hành động
ngay lập tức.
Nhưng tướng Meade đã làm gì? Ông ta làm ngược lại
lệnh của Tổng thống: triệu tập cuộc hộp hội đồng chiến tranh. Không chỉ
có vậy, ông ta còn do dự kéo dài thời gian, rồi đánh điện tín từ chối
mệnh lệnh của Lincoln. Sáng hôm sau nước rút, tướng Lee vượt sông
Potomac với lực lượng toàn vẹn.
Lincoln tức giận điên người, ông gào lên với Robert - con trai mình: Trời
ơi! Cha không thể hiểu nổi! Chúng ta chỉ cần chìa tay ra là tóm gọn tất
cả. Vậy mà tất cả những gì cha nói và làm đều không thể khiến cho quân
đội tấn công ngay vào kẻ địch. Trong hoàn cảnh thuận lợi đó, bất kỳ viên
tướng nào cũng có thể đánh bại Lee. Nếu cha có ở đó, có lẽ cha đã đánh
tướng Meade ngay một trận.
Trong nỗi cay đắng và thất vọng
tột cùng, Lincoln viết thư cho Meade. Thời kỳ này, Lincoln cực kỳ bảo
thủ và rất khó thay đổi suy nghĩ của mình. Chính vì thế bức thư Lincoln
viết cho Meade vào năm 1863 chứa đầy những lời lẽ trách móc nặng nề
nhất:
"Tướng quân thân mến!
Tôi không tin là ông
không nhận ra hiểm hoạ trong việc để Lee chạy thoát vừa rồi. Ông ta gần
như đã nằm trọn trong tay chúng ta. Và nếu bắt được Lee, cuộc nội chiến
này có thể đã kết thúc. Thế mà ông đã để vuột mất cơ hội ngàn vàng và
cuộc chiến này sẽ không biết còn kéo dài đến bao giờ. Nếu như thứ Hai
tuần trước, ông không thể chiến thắng Lee trong những điều kiện thuận
lợi như thế, thì bây giờ và về sau, ông có thể làm gì để tấn công được
Lee ở phía Nam con sông trong khi ông chỉ còn 2/3 lực lượng mà ông đã
từng có? Chẳng có lý do gì tôi có thể hy vọng ông xoay chuyển được tình
hình. Ông đã hoàn toàn đánh mất cơ hội ngàn năm có một. Tôi không thể
diễn tả được nỗi thất vọng và tức giận của tôi lúc này đối với ông!."
Các bạn nghĩ Meade đã làm gì khi đọc bức thư này?
Meade
đã không làm gì cả vì ông ta không bao giờ đọc được bức thư đó! Đơn
giản bởi vì Lincoln đã không gửi nó đi. Người ta tìm thấy nó trong những
tập hồ sơ của ông sau khi Lincoln qua đời.
Theo phỏng đoán của
tôi chỉ là phỏng đoán thôi sau khi viết bức thư này, Lincoln đã nhìn
ra ngoài cửa sổ và nhẹ nhàng tự nhủ: Khoan đã! Có thể mình không
nên vội vã như vậy. Chẳng khó gì khi ta ngồi ở đây trong cảnh bình yên
của Nhà Trắng để ra lệnh cho Meade tấn công. Nhưng giả sử ta đang ở
Gettysburg tuần vừa rồi, tận mắt nhìn thấy cảnh máu đỗ kinh hoàng như
Meade đã nhìn thấy, tai nghe tiếng la hét kêu gào của những đồng đội
đang hấp hối như Meade đã nghe, thì có lẽ ta cũng sẽ không còn muốn tấn
công nữa. Và hơn nữa, nếu như ta có tính nhút nhát, do dự của Meade, có
lẽ ta cũng sẽ làm đúng như điều ông ta đã làm. Dẫu sao, sự việc đã rồi,
nước đã chảy qua cầu. Nếu bức thư này được gửi đi, ta sẽ hả giận phần
nào nhưng Meade có thể tìm cách tự bào chữa hoặc quay lại kết án ta.
Điều đó sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, cản trở năng lực của Meade
sau này với tư cách là Tổng tư lệnh và biết đâu, tai hại hơn nữa là vì
thế mà ông ta có thể bị buộc phải rời khỏi quân đội. Đây là một sai lầm
rõ ràng và chắc chắn Meade sẽ tự nhận ra sau này.
Có lẽ
chính vì những suy nghĩ như vậy mà Lincoln gạt bức thư qua một bên. Ông
đã học từ kinh nghiêm cay đắng rằng những lời phê phán và chỉ trích gay
gắt hầu như bao giờ cũng mang đến kết quả tiêu cực.
Theodore
Roosevelt kể lại rằng, khi phải đối diện với những vấn đề rắc rối, ông
thường ngả người vào ghế và ngước nhìn bức chân dung khổ lớn của Lincoln
treo trên bàn làm việc của mình ở Nhà Trắng rồi tự hỏi: " Lincoln sẽ làm gì nếu ở trong hoàn cảnh này ? Ông sẽ giải quyết vấn đề như thế nào ?".
Đại văn hào Mark Twain từng có lần viết thư cho một người làm ông tức điên rằng: Điều mà anh cần làm lúc này là một giấy phép để tự mai táng. Anh chỉ cần thông báo, tôi sẽ lo được ngay.
Một lần khác, ông viết thư cho một nhà xuất bản về việc người sửa bản
in muốn chỉnh sửa lỗi chính tả và cách chấm câu của ông: Sau này
đừng có mà sửa gì trên những tác phẩm của tôi và bảo tay sửa bản thảo ấy
hãy giữ lại những ý tưởng điên rồ trong cái đầu tệ hại của hắn cho đến
chết đi. Việc viết những bức thư nặng tính chỉ trích, mỉa mai thậm
tệ như thế làm cho Mark Twain cảm thấy dễ chịu hơn. Những lời lẽ cay
nghiệt đó giúp ông giải toả được cơn giận. Nhưng may mắn là chúng không
gây thiệt hại gì bởi một điều đơn giản là phu nhân của Mark Twain đã kín
đáo giữ tất cả chúng lại. Những lá thư đó không bao giờ đến tay người
nhận.
Có người nào bạn đang muốn họ thay đổi và sửa mình để tiến
bộ hơn không? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng tại sao lại không bắt
đầu từ bản thân mình? Thay đổi chính mình là một việc có ích và thực
tế hơn nhiều so với việc thay đổi người khác và khả năng thành công cũng
cao hơn rất nhiều. Khổng Tử từng nói: Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch.
Nếu
như bạn muốn bị ai đó oán hờn dai đẳng hàng chục năm trời và thậm chí
có khi đến lúc chết bạn vẫn còn bị thù hận thì hãy tặng cho người ấy
những lời phê phán, chỉ trích cay độc, cho dù bạn biết chắc chắn những
lời chỉ trích đó là đúng.
Thực ra, con người rất hiếm khi suy xét
đúng sai rõ ràng bằng lý trí. Con người thường hay hành xử theo cảm
xúc, thành kiến và nhất là cộng thêm lòng kiêu hãnh vốn có của mình nữa.
Lối
chỉ trích gay gắt đã khiến cho Thomas Hardy, một trong những tiểu
thuyết gia lừng lẫy của văn học Anh phải vĩnh viễn từ bỏ việc viết tiểu
thuyết. Cách phê bình cực đoan cũng từng đẩy Thomas Chatterton, nhà thơ
Anh, đến chỗ tự sát.
Benjamin Franklin, một người thô lỗ khi còn
trẻ, đã trở thành một nhà ngoại giao tài năng đến mức được chọn làm đại
sứ Mỹ ở Pháp. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông đáp: Tôi không nói xấu ai mà chỉ nói những điều tốt đẹp mà tôi được biết về họ.
Bất
cứ người thiếu suy nghĩ nào cũng có thể chỉ trích, oán trách và than
phiền người khác. Và hầu hết những người thiếu suy nghĩ đều làm thế.
Nhưng phải là người biết tự chủ và có một tâm hồn bao dung, rộng lượng
mới có thể hiểu và biết tha thứ cho người khác.
Vĩ nhân thường
biểu lộ sự vĩ đại của mình trong cách đối xử với những con người nhỏ bé.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng cụ thể.
Bob Hoover là phi
công lái máy bay trình diễn nổi tiếng ở Mỹ. Trong một lần bay thử, khi
ông vừa cất cánh và láy được độ cao thì cả hai động cơ của chiếc máy bay
đột ngột ngừng hoạt động. Nhờ kinh nghiệm và tài năng khéo léo, ông đã
đưa được máy bay đáp xuống đất. Mặc dù không có thiệt hại về nhân mạng
nhưng chiếc máy bay gần như hư hỏng hoàn toàn. Hành động đầu tiên của
Hoover sau khi đáp khẩn cấp là kiểm tra bình nhiên liệu của máy bay.
Đúng như điều ông đã phỏng đoán, bình xăng của chiếc máy bay cánh quạt
thời Thế chiến Thứ hai đó không hề chứa xăng - mà thay vào đó là đầy dầu
phản lực. Sở dĩ máy bay khởi động lúc đầu được là nhờ phần xăng còn sót
lại trước đó. Khi trở về sân bay, ngay lập tức ông đi tìm người thợ máy
đã phục vụ máy bay của ông. Anh chàng thợ máy trẻ tuổi đang lo sợ và
hối hận đến mức gần như cuồng trí. Khi Hoover đến gần, gương mặt thất
thần và hoảng sợ của anh ta ràn rụa nước mắt. Anh ta biết mình vừa gây
nên một lỗi lầm không thể tha thứ : làm hỏng một chiếc máy bay rất đắt
tiền và suýt chút nữa đã giết chết ba mạng người.
Người ta có thể
tưởng tượng một cơn nổi giận lôi đình và những lời mắng nhiếc thậm tệ
từ người phi công tài ba đầy lòng kiêu hãnh sắp sửa trút xuống người thợ
máy đó. Nhưng không, Hoover đã dùng đôi tay to lớn của mình ôm choàng
vai người thợ máy ấy và nói: Tôi tin chắc rằng anh sẽ không bao giờ
lặp lại sai sót này nữa. Để minh chứng cho lòng tin của tôi đối với
anh, tôi muốn rằng sáng mai anh tiếp tục chuẩn bị cho chiếc F-51 của
tôi. Tôi tin rằng bạn có thể hình dung sự xúc động và cảm kích vô
bờ bến của người thợ máy đối với Hoover sau nghĩa cử bao dung đó.
Cha mẹ thường có xu hướng trách mắng con cái. Tuy nhiên, trước khi bạn la mắng con mình lần sau, xin hãy đọc bài Cha đã quên. Bài viết này xuất hiện lần đầu trong Nhật báo Peoples Home (Peoples Home Journal). Chúng tôi in lại ở đây sau khi đã được phép tác giả.
Cha đã quên
là một sáng tác ngắn viết ra trong giây phút cảm xúc chân thành, tác
động mạnh mẽ vào nhiều độc giả đến mức được yêu cầu in lại hàng năm.
Ngay sau khi xuất hiện lần đầu, bài viết nổi tiếng này đã được đăng trên
khắp các tờ báo nước Myõ, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, đươc
truyền bá rộng rãi trong các trường học, nhà thờ, trên các diễn đàn và
đã phát trong vô số chương trình truyền thanh, truyền hình. Một điều khá
thú vị là các tạp chí định kỳ của các trường trung học và cao đẳng cũng
sử dụng bài viết này. Đôi khi một điều nhỏ bé cũng có thể tạo nên những
ảnh hưởng lớn lao kfø diệu. Bài viết này thực sự đã tạo nên một phép lạ
với những bậc cha mẹ trong gia đình.
0 nhận xét: