Đệ nhất nghĩa là gì
- Home
- Chẩn đoán hình ảnh
- Phật pháp
- Thông tin
- Giải trí
- Tìm kiếm
Trung đạo đệ nhất nghĩa đế
- In bài này
- Gửi Email bài này
TRUNG ĐẠO ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ
Ni sư Thích Trí Hải
Toàn thể Kinh Kim Cang hay nói rộng hơn, toàn bộ Kinh Bát Nhã 600 quyển, cốt yếu nhằm thuyết minh chân lý Đệ Nhất Nghĩa gọi là Tánh Không hay Bát Nhã hay Trung Đạo. Bồ Tát Long Thọ có bài kệ "Quán tứ đế":
Các pháp do duyên sinh
Ta nói đó là Không
Cũng gọi là giả danh,
Cũng gọi là Trung Đạo.
Thông thường, người ta hiểu Trung Đạo là con đường giữa,tựa như thuyết Trung Dung của Khổng giáo hay tệ hơn, là quan điểm trung lập, không theo bên này hay bên kia, một loại chủ trương "ba phải"cầu may...
Trung Đạo trong giáo lý Phật không dính dấp gì đến những chữ "Trung"như vậy.
Ý nghĩa cốt cán của Trung Đạo Đệ nhất nghĩa đế là Tánh Không (Sunyata), hình thái phủ định tuyệt đối, cái Không rốt ráo, triệt để, vượt ngoài đối đãi, hình dung, tướng trạng.
- Không phải không có hình tướng mà gọi là Không cho nên không nói tướng Không mà nói Tánh Không.
-Vì tự bản chất vạn pháp là Không, không phải vì lý do hiện tượng như khi còn, khi mất mà bảo Không cho nên nói làTánh Không.
Trên căn bản tánh Không này thì hư không ta thấy trước mắt cũng không phải là không một cách triệt để vì hư không còn đối lập với hình sắc, nhờ hình sắc mà hiện rõ hư không. Vậy cái không này cũng không dính dấp gì đến Tánh Không của Trung Đạo vì nó còn tương đối với cái Có, nương tựa vào cái Có, vào sắc tướng, đó chỉ là cái không ở trong không gian. Như mọi vật mà năm giác quan ta tiếp xúc, khi còn, ta gọi nó có, khi mất, ta gọi nó không. Đây chỉ là cái không mà chúng ta đều quen thuộc, cái không trong không gian do 5 giác quan nhận biết.
Còn có một cái không khác do ý thức nhận biết, do tư duy suy luận mà biết, đó là cái không trên phương diện thời gian. Ta thấy mọi người sống sẽ chết như hoa nở sẽ tàn, những gì có hình sắc, tướng trạng đều dần dần đi đến chỗ tan rã, biến hoại. Vì lẽ vô thường đó, ta nói mọi sự là không, nghĩa là tuy hiện đang có đó mà chẳng bao lâu sẽ mất đi, trẻ đó rồi già đó, giàu đó rồi nghèo đó, sướng đó rồi khổ đó, vinh đó rồi nhục đó. Cái Không này là cái không trên phương diện thời gian, cái không của suy luận, của ký ức, của tâm thức dệt nên, cái Không ta hội ý được qua lẽ vô thường. Chúng ta phần nhiều khởi công tu tập đều do nhận thức cái Không này, nghĩa là cái Không ở trong tương lai, chưa xảy đến, nhưng nhờ quan sát mọi sự chung quanh, nhờ kinh nghiệm sống mà ta hiểu được nó sẽ là không, do đó ta không còn tham luyến bám víu những sở hữu hiện tại. Vì cuộc đời, thân này là vô thường, nên ta nói nó là Không. Cái không này đồng nghĩa với Vô Ngã trong giáo lý nguyên thủy. Giáo lý này được nhắc nhiều lần trong Trung Bộ Kinh.
Tánh Không hay Trung Đạo đệ nhất nghĩa đế của Kinh Kim Cang cũng không thuộc vào cái không đề cập trên đây, một cái Không được suy luận đối chiếu mà thành. Ngược lại, Tánh Không của Trung Đạo hay Bát Nhã thì vượt ngoài ý thức tư duy so sánh... Tánh Không này là do Bồ Tát Quán Tự Tại "quán chiếu" mà thấy ngay lập tức nó là không, không phải suy luận lôi thôi dài dòng. Bát Nhã Tâm Kinh dạy: "chiếu kiến ngũ uẩn giai không"nghĩa là soi thấy năm uẩn đều "Zéro", như Quang tuyến X chiếu vào người thì thịt thà mặt mũi biến mất chỉ còn trơ bộ xương .
Trí Bát Nhã cũng vậy, soi một cái thì dù thiên hình vạn trạng sờ sờ ra đó mà vẫn thấy nó không một cách rõ rệt. Đây mới là cái Không triệt để nằm ngay trong cái Có, không cần phải không cái có nghĩa là các tướng, mới gọi rằng Không , cho nên gọi là Tánh Không. Thấy được Tánh Không thì "vượt qua hết mọi khổ ách". Khổ ách vẫn còn đó mà cũng như không đối với vị Bồ Tát.Vị ấy soi thấy bằng Trí tuệ Bát Nhã, vị ấy không cần tránh xa khổ ách, kết bè đóng tàu dời chỗ ở... Tâm Kinh còn dạy rõ thêm: Đối với vị Bồ Tát đã soi thấy năm uẩn đều không thì tâm vị ấy không còn bị (cảnh) làm chướng ngại (tâm vô quái ngại), vì không bị cảnh chướng ngại nên không sợ hãi (vô hữu khủng bố), xa lìa điên đảo, mộng tưởng, rốt ráo được vắng lặng an vui. Không bị cảnh làm chướng ngại, cảnh khổ vẫn còn đó mà coi như không, mới gọi là Tánh Không, còn tránh cảnh này tìm cảnh khác thì vẫn là "điên đảo"và "mộng tưởng". Sống trong Tánh Không hiện tiền linh diệu có nghĩa là không hy vọng, mộng tưởng vào tương lai, không tìm kiếm, ước mơ, duỗi rong theo trần cảnh, Tâm hoàn toàn vắng lặng, đó là "cứu cánh Niết Bàn".
Vì sao mọi sự sờ sờ ra đó mà soi thấy là Không được? Bài kệ ở trên đã nói rõ:
"Các pháp do duyên sinh
Nên ta nói là Không ".
Vậy Tánh Không hay Trung Đạo có nghĩa là duyên sinh, do nhiều điều kiện tác thành, có nhưng có một cách không thật, có mà cũng như không, vì được kết hợp lại bởi những cái không phải là nó. Duy thức học gọi là Y tha khởi (mọi sự vật, mỗi pháp trên thế gian đều do những cái không phải là nó) mà sinh khởi, cho nên nó thực sự không phải là nó. Bánh mì mà thành bánh mì được chính nhờ nó vốn không phải là bánh mì mà là do một cái khác, bột mì hay bo bo, làm nên. Ta có thể nói như sau về bánh mì:
1/ Bánh mì (cái gọi là bánh mì)
2/ Không phải là bánh mì (bột mì, bột bo bo)
3/ Đó chính là bánh mì.
Vế thứ nhất gọi là giả danh hay giả,
Vế thứ hai gọi là Không,
Vế thứ ba gọi là Trung Đạo.
Đây gọi là Thiên Thai tam quán, pháp quán của tông Thiên Thai gồm 3 giai đoạn: giả, không, Trung đạo. Như trong kinh Kim Cang, Phật nói với Tu Bồ Đề:
-Bát nhã Ba La Mật,
tức không phải Bát nhã Ba La Mật,
ấy gọi là Bát Nhã Ba La Mật.
Trung Đạo có nghĩa là không kẹt ở tướng giả của sự vật, cũng không kẹt ở tướng không:
- Kẹt ở tướng giả, chấp tướng là chấp tục đế, là thái độ của phàm phu.
- Kẹt ở tướng không, chấp không là chấp chân đế, là thái độ của nhị thừa.
- Không kẹt ở giả cũng không kẹt ở không,vượt trên cả 2 sự vướng mắc, đó là Trung Đạo Đệ Nhất nghĩa đế, thái độ của Đại Thừa Bồ Tát.
Vì thấy rõ Tánh Không nên chứng Chân đế Niết Bàn mà không tham luyến Niết Bàn. Nói rõ hơn, vì thấy rõ Tánh Không nên Bồ Tát thấy Sinh tử, Niết Bàn không phải là hai (Đây chính là lý Bất nhị trong Kinh Duy Ma Cật). Các ngài không cần lìa chúng sinh để tìm Phật, lìa sinh tử để tìm Niết Bàn vì các ngài đã thấy Phật trong chúng sinh, thấy Niết Bàn trong sinh tử. Còn tránh còn tìm là vì còn tham luyến mà chưa được và còn sợ mất mát. Bồ Tát trái lại, thân tuy lăn lộn trong sinh tử mà tâm thường vắng lặng an vui, vô dục nên các ngài không ngán sinh tử.
Trở lại câu Kinh trên, ta thấy:
1/ Phật nói "Bát Nhã Ba La Mật" là giả quán,
2/ "tức không phải Bát Nhã Ba La Mật" là không quán,
nghĩa là không có người biết, đối tượng bị biết, không một thành kiến nào trong đầu óc, tâm hồn rỗng rang vắng lặng hoàn toàn mới "soi" rõ được mọi sư. Trí mà tự cho mình là trí tức là hết trí, như Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn" cho rằng ta biết, ta thấy đã là cội gốc vô minh. Nói giản dị hơn, muốn học một điều gì, ta phải thực tâm thấy mình còn dốt thì mới hết lòng học hỏi với tất cả khiêm cung. Còn nếu tự cho mình đã biết thì không còn thái độ cầu tiến và với đầu óc đầy thành kiến , không thể học điều gì mới lạ. Đó là một tâm thức không trống rỗng thư thái để đón nhận Chân Lý mà đầy chật những cái biết nửa vời, sai lạc ví như một tấm gương phủ đầy bụi không thể phản ảnh được cảnh vật bên ngoài chiếu vào nó.
3/ "Đó gọi là Bát Nhã Ba La Mật" là Trung quán.
Trí Bát Nhã là cái Trí vắng lặng mà không có gì là không biết. Vắng lặng (tịch) nhưng thường sáng suốt (chiếu), sáng suốt mà không loạn động, vẫn thường tịch. Trí này vượt trên những đối đãi: sắc không, sanh diệt, đoạn thường... gọi là Trung Đạo bát bất trong Trung Quán luận của ngài Long Thọ qua bài kệ"Quán nhân duyên":
"Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi".
Hiểu Trung Đạo có được những ích lợi gì cho cuộc sống?
-Về phương diện tri thức, hiểu Trung Đạo thì từ bỏ mọi quan điểm, lập trường, chủ thuyết...vì mỗi lập ngôn đều bao hàm mâu thuẫn, phi lý: Nói thiện đã bao hàm ác, nói sanh đã bao hàm diệt, cho nên Trung Đạo phủ nhận tất cả những khái niệm tư duy, những tạo tác của tâm thức nên không đưa ra một chủ thuyết nào để gây thêm thống khổ.
- Về phương diện hành động, hiểu Trung Đạo thì sống hết mình với hiện tại, không đứng núi này trông núi nọ, bôn ba trên trần cảnh mà chỉ giữ tâm vắng lặng. Tâm lặng thì không còn vấn đề gì nữa, chỉ có cái tâm lăng xăng mới đẻ ra những vấn đề. Tâm lặng thì cảnh có cũng như không.
Đức Phật lo ngại chúng ta dễ chấp Trung Đạo, Bát Nhã, Tánh Không rồi ngồi không nên Ngài nhắc đi nhắc lại 2 hạnh tu quan trọng trong Lục độ là Bố thí và Nhẫn nhục. Ngài cũng dạy rằng, trong đời mạt pháp, ai trì giới và tu phước thì sẽ hiểu được lý Bát Nhã cao sâu này, nghĩa là phải hành Đạo mới hiểu Đạo, chứ không phải chỉ nói lý thuyết suông, đọc văn tự mà hiểu được. Trì giới, tu phước theo tinh thần Kim Cang là không thấy có mình trì giới tu phước mới là trì giới tu phước một cách rốt ráo . Kinh Kim Cang triệt để đề cao hành động trong tinh thần vô trú và sự khởi tâm thường hằng, chân thật, không do ngoại cảnh thúc đẩy mới khởi tâm (bất ưng trụ sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm). Sự khởi tâm mà do ngoại cảnh thúc đẩy thì chỉ là "một phản xạ có điều kiện", không phải là khởi tâm chân thật, khởi tâm do ngoại cảnh thúc đẩy thì khi ngoại cảnh mất, tâm cũng lặn mất theo. Phật tử khởi tâm kiểu này sẽ phải dẹp chuông mõ sớm. Do đó Phật dạy "ưng sô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là hãy khởi tâm "không trú vào đâu cả".
******
Download
- Trang trước
- Trang sau
- Bạn đang ở:
- Trang chủ
- Phật pháp - tác giả khác
- Trung đạo đệ nhất nghĩa đế
Login Form
- Quên tên đăng nhập?
- Quên mật khẩu?
Bài mới
- Tổng hợp về GOOGLE MEET
- Cập nhật siêu âm chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa
- 9 nỗi thống khổ lớn nhất đời người, chưa nếm trải chưa hiểu được giá trị của hạnh phúc
- Nhẫn
- Thông điệp của Thượng Đế
Phật pháp
- Phật pháp - Bs Khoáng
- Phật pháp - tác giả khác
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
-
Nếu bạn đang tò mò không biết crush nào hay người bạn bí mật nào đang theo dõi facebook của bạn âm thầm nhưng không biết cách tìm ra đối tượ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: