Atc trong kinh tế vi mô là gì
Chi phí phản ánh số lượng các nguồn lực đã sử dụng được quy ra tiền để sản xuất ra hàng hóa nhằm tạo doanh thu ở đầu ra. Lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ đi chi phí vì vậy doanh nghiệp nào cũng có hai việc phải nghĩ tới, làm sao để tăng doanh thu và làm sao để giảm chi phí?
1.Chi phí
Chi phí bao gồm hai loại là chi phí kinh tế và chi phí kế toán (tính toán). Chi phí kinh tế được đo bằng giá trị thị trường của các nguồn tài nguyên cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Chi phí kế toán là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp thực sự đã bỏ ra, nó được tính toán thông qua nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp.
Chi phí kế toán chỉ bằng chi phí kinh tế khi mà nó tính đủ nhưng thường là chi phí kế toán nhỏ hơn nhiều so với chi phí kinh tế.
Thường nguồn lực tài chính sẽ được tính đủ kiểu như nếu như gửi 10 tỷ vào ngân hàng sẽ được 700tr một năm. Nếu dùng 10 tỷ đó để kinh doanh mà không gửi ngân hàng thì trên sổ sách kế toán sẽ không có khoản chi phí 700tr -> Chi phí kinh tế Chi phí kế toán = 700 triệu.
Nhân lực cũng có thể được tính đủ vào chi phí kế toán đối với doanh nghiệp lớn. Một GĐ doanh nghiệp vẫn tính lương cho chính mình hàng tháng, và coi đó là chi phí. Một người kinh doanh cá thể có thể sẽ quên trả lương cho mình; lúc đó họ chưa tính đủ.
Các chi phí ngoại ứng ví dụ như làm ô nhiễm nguồn nước chẳng hạn sẽ rất khó tính được chi phí vì người khác phải chịu. Ở đầu vào có những khoản lợi ích ngoại ứng mà doanh nghiệp không thể biến nó thành doanh thu ví dụ như doanh nghiệp trồng cao su sẽ không thu được tiền nhờ cây cối của anh ta tạo ra không khí trong lành.
Tóm lại, chúng ta chỉ nên quan tâm tới chi phí kế toán và cố gắng tính toán hết các khoản chi phí cơ hội của các tài nguyên được sử dụng. Việc ghi lại các nghiệp vụ thu chi của DN bằng các nghiệp vụ kế toán nhằm hai mục đích là để kê khai nộp thuế và để phục vụ cho mục đích quản trị. Không phải khoản chi phí nào cũng được phép kê khai phục vụ cho mục đích nộp thuế nhưng dưới góc độ quản trị thì ta nên thống kê đủ để có những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Chi phí kế toán chia ra làm hai loại là chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn. Trong entry trước ta đã biết là ngắn hạn hay dài hạn phân loại bởi chi phí cố định. Trong giai đoạn mà có ít nhất một chi phí không thay đổi gọi là ngắn hạn như nhà xưởng, máy móc. Trong giai đoạn mà mọi chi phí đều thay đổi gọi là dài hạn ví dụ máy móc khấu hao hết đòi hỏi phải mua máy mới, nhà xưởng hỏng đòi hỏi phải xây lại,..
1.1.Chi phí trong ngắn hạn:
Do phân chia như vậy nên chi phí trong ngắn hạn sẽ có chi phí cố định và chi phí biến đổi. TC = VC + FC ( VC: Variable Cost; FC: Fixed Cost; TC= Total Cost)
FC là chi phí cố định -> AFC=FC/Q là chi phí cố định bình quân. Hàm ý là cứ mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí cố định là bao nhiêu.
VC là chi phí biến đổi -> AVC=VC/Q là chi phí biến đổi bình quân. Hàm ý là cứ mỗi sản phẩm tạo ra thì tổng chi phí biến đổi là bao nhiêu.
TC là tổng chi phí -> ATC = AFC + AVC là tổng chi phí bình quân; là chi phí bình quân để tạo ra một sản phẩm. ATC= TC/Q
Đồ thị của tổng chi phí bình quân ATC
Trong khoảng từ 0 tới Q : AFC giảm xuống và AVC tăng lên (theo quy luật chi phí cận biên tăng dần). Nhưng sự giảm của AFC nhanh hơn sự tăng của AVC nên ATC giảm dần
Tại Q là điểm mà AFC=AVC thì sự giảm của AFC bằng với sự tăng của AVC nên ATC không thay đổi
Khi lớn hơn Q thì sự tăng của AVC thắng so với sự giảm của AFC nên ATC tăng lên.
Doanh nghiệp sẽ để sản lượng của họ tại Q (điểm AFC=AVC) để có tổng chi phí bình quân thấp nhất ? Câu trả lời làhọ sẽ tiếp tục sản xuất vì vẫn còn có lãi.
Chi phí cận biên MC
Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên = thay đổi của tổng chi phí/thay đổi của tổng sản lượng.
Vì trong công thức TC=FC + VC thì FC không phụ thuộc vào việc sản xuất, kể cả không sản xuất gì thì FC vẫn thế; còn VC phụ thuộc vào từng đơn vị sản phẩm tạo ra nên Chi phí cận biên MC khác với tổng chi phí bình quân ATC.
1.2.Chi phí trong dài hạn
Trong dài hạn thì không có chi phí nào là cố định, mọi chi phí đều là chi phí biến đổi. Lúc này thì vấn đề là làm sao với một sản lượng Q xác định ở đầu ra chi phí đầu vào là thấp nhất. Hay TC= wL +rK là thấp nhất ( L là lao động, K là vốn; w,L là hệ số)
Tương tự với đường bàng quan của người tiêu dùng, nhà sản xuất có đường đồng chi phí. Đường đồng chi phí là sự kết hợp của K và L mà trên đó TC không đổi. Đường đồng sản lượng là các cách thức kết hợp của K và L mà trên đó Q không thay đổi -> kết hợp của đầu vào tối ưu để hãng tối thiểu hóa chi phí là tại tiếp điểm của đường đồng chi phí với đường đồng sản lượng.
Tại giao điểm này thì độ dốc của hai đường bằng nhau:
K= TC/r w/r.L -> độ dốc của đường đồng chi phí là w/r
Độ dốc của đường đồng sản lượng là MRTS=MPL/MPk
=> tại điểm này w/r=MPL/MPk =>MPL/w=MPK/r
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu TR Chi phí TC -> mong muốn của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí
Lợi nhuận = (P-ATC) x Q trong đó P là giá bán, ATC là tổng chi phí bình quân, Q là sản lượng
Lợi nhuận ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Quy mô sản xuất : quy mô sản xuất ảnh hưởng tới cả chi phí và doanh thu
Chi phí của các yếu tố đầu vào: việc đàm phán để mua K hay L làm sao thấp nhất
Làm sao bán giá cao nhất (P) trong khi phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, vào giá của sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế.
Xét trên góc độ toán học thì điểm tối đa hóa lợi nhuận là điểm mà tại đó doanh thu cận biên (MR) bằng với chi phí cận biên (MC). Doanh thu cận biên MR là doanh thu có thêm được khi tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm, về nguyên tắc là nó bằng giá (P) nhưng nhiều khi tăng sản lượng sẽ kéo giá bán xuống. Chi phí cận biên MC là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Khi MR còn lớn hơn MC thì lợi nhuận tăng theo sản lượng. Khi MR nhỏ hơn MC thì việc giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận
Kinh tế học (P21: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
Kinh tế học (P4:Các hàm kinh tế quan trọng)
Bài viết liên quan
- Kinh tế học (P2: Chi phí cơ hội)
- Thông minh tài chính (P12-7 : Bảng cân đối kế toán- Vốn chủ sở hữu)
- Thông minh tài chính (P12-6 : Bảng cân đối kế toán- Giá trị thương hiệu)
- Thông minh tài chính (P12-5 : Bảng cân đối kế toán- Nợ, Khấu hao và Lợi thế thương mại)
- Hoàn thiện bản thân (P19: Chuyên đề về Tầm nhìn cá nhân)
- Kinh tế học (P19: Lợi ích của người sản xuất)
- Kinh tế học (P21: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
- Mục lục bài viết theo chủ đề
Comments
comments
Video liên quan
Bài đăng phổ biến
-
Như chúng ta cũng biết, chiếc điện thoại từ lâu đã trở thành một vật bất ly thân trong đời sống xã hội ngày nay. Để tiện cho công việc cũng ...
-
Công Thức Chế Tạo Đồ Trong Minecraft 1.16.4 Các công thức chế tạo đồ cơ bản Items Nguyên liệu Cách chế tạo Công dụng GỗThân gỗ Xây dựng nhà ...
-
HÌNH THỨC GÕ ĐỆM KHI HÁT CÁC CA KHÚC CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HÀNH HIỆU QUẢ Âm nhạc là một trong những hoạt động ...
-
The worst song in Eurovision came in first and the best came second to last . How stupid! Bài hát tệ nhất ở Eurovision đứng đầu và bài hát...
-
Đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' là tam giác đều cạnh bằng 4 . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AA' và BC...
-
Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách để đổi màu áo, quần bằng Photoshop . Thủ thuật đổi màu ...
-
Bạn đã đặt trước thứ gì đó nhưng bây giờ bạn đang suy nghĩ lại? Bạn đã thay đổi ý định về một bộ phim hoặc album nhạc mà bạn đã đặ...
-
Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa Học Chất Kết Tủa admin November 28, 2019 Tin Tức Comments Off on Chất Kết Tủa Là Gì ? Công Thức Hóa ...
-
IC là một loại linh kiện không thể thiếu trong bất cứ mạch điện tử nào, vậy IC là gì? Cầu tạo và chức năng là gì? IC là gì? IC tiếng anh là ...
-
Nếu bạn đang tò mò không biết crush nào hay người bạn bí mật nào đang theo dõi facebook của bạn âm thầm nhưng không biết cách tìm ra đối tượ...
Danh sách Blog của Tôi
Labels
- Android
- Apple
- Bài tập
- Bàn phím
- Bánh
- Bao lâu
- Bao nhiêu
- Bí quyết
- Cách
- Chia sẻ
- Chuột
- Có nên
- Công Nghệ
- Công thức
- Cpu
- Cryto
- Danh sách
- Dịch
- Đại học
- Đánh giá
- Đẹp
- Eth
- File
- Film
- Gái
- Game
- Giá
- Giá bán
- Giá rẻ
- Giới Tính
- Gpu
- Gym
- Học
- Học Tốt
- Hỏi Đáp
- Hướng dẫn
- Ios
- Ipad
- Iphone
- Khoa Học
- Khỏe
- Khỏe Đẹp
- Kinh nghiệm
- Là gì
- Làm sao
- Laptop
- Lg
- List
- Macbook
- Màn hình
- Máy
- Máy tính
- Mẹo
- Mẹo Hay
- Món
- Món Ngon
- Mua Sắm
- Nấu
- Ngân hà
- Nghĩa là gì
- Nghiên cứu
- Ngoại ngữ
- Ngôn ngữ
- Nhà
- Ở đâu
- Phát minh
- Phân tích
- Phim
- Phụ nữ
- Phương pháp
- Phương trình
- Review
- Sách
- Samsung
- Sáng kiến
- So sánh
- Son
- Tại sao
- Thể dục
- Thế nào
- Thị trường
- Thịt
- Thuốc
- Tiếng anh
- Tiếng hàn
- Tiếng trung
- Top
- Top List
- Tốt nhất
- Trade
- Trai
- Trái đất
- Trò chơi
- Trường lớp
- Váy
- Vì sao
- Xây
- Xây Đựng
0 nhận xét: